Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Học bổng “KHỦNG” mùa Hè của trường Anh ngữ CG

Mùa hè luôn là mùa du học tiếng Anh của đông đảo học viên các nước như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,…đây cũng là thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm đối với các trường Anh ngữ quốc tế tại Philippines.
khuyen-mai-mua-he-CG
Nhằm chào đón mùa hè 2016 cùng là giúp đỡ các bạn học viên giảm thiểu đi những gánh nặng khi du học tiếng Anh tại Philippines, Trường Anh ngữ CG đã quyết định tặng cho học viên của MYD 2 suất học bổng khủng trị giá từ 700 – 1400$ cho những học viên đăng kí đủ điều kiện sau:
Chào đón mùa hè 2016 từ CG
Tặng 1 tháng học phí trị giá 700$ cho học viên đăng ký 12 tuần học tiếng Anh tại CG.
Tặng 2 tháng học phí trị giá 1400$ cho học viên đăng ký 24 tuần học tiếng Anh tại CG
Điều kiện áp dung: đăng ký khóa học 12 tuần trở lên + 1 bài viết cảm nhận về cuộc sống học tập tại CG.
Số lượng: 2 suất học bổng.
Thời gian: áp dụng cho học viên đăng ký đến ngày 30/6/2016 (Chú ý: học viên có thể đăng ký học cho thời điểm học về sau)
Vì số lượng có hạn, chương trình sẽ tự động kết thúc khi đã có đủ học viên nhận.
Hãy nhanh tay để trở thành là một trong hai học viên sớm nhất được nhận học bổng khủng từ trường Anh ngữ CG.

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

Anh-Mỹ và Anh-Anh khác nhau như thế nào?

    Cùng nói tiếng Anh nhưng người Mỹ và Anh khác nhau khá nhiều trong vốn từ, cách đọc, viết lẫn ngữ pháp
    Bạn không nên ngạc nhiên khi bị nhận xét là phát âm "kỳ cục" hoặc lạ tai khi nói tiếng Anh ở một đất nước nào đó lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ mẹ đẻ. Sự khác biệt về từ vựng, giọng Anh ở mỗi quốc gia là thách thức với tất cả.
    American English (Anh-Mỹ) và British English (Anh-Anh) khác nhau ở nhiều điểm như vốn từ vựng (vocabulary), cách viết (spelling), đọc (pronunciation) và ngữ pháp (grammar).
    Vốn từ vựng (vocabulary)
    Một số từ vựng chỉ xuất hiện trong Anh-Mỹ mà không có trong Anh-Anh và ngược lại. Chẳng hạn, "lady bug" /ˈleɪ·diˌbʌɡ/ có nghĩa "con bọ rùa" trong Anh-Mỹ nhưng không có trong Anh-Anh. "Anorak" /ˈæn.ə.ræk/ chỉ loại áo khoác ngoài cản được gió, mưa và có mũ trùm đầu trong Anh-Anh nhưng người Mỹ hầu như không dùng từ này.
    Bên cạnh đó, một số từ xuất hiện ở cả hai nước nhưng có nghĩa khác nhau. Ví dụ: người Anh xem "Are you all right?" là một cách nói xin chào, hệt như câu "Hello" hay "How are you?". Nhưng người Mỹ lại xem đây là một câu hỏi thăm thực sự khi thấy người đối diện ốm hay vừa gặp phải một tai nạn nhỏ…
    Một ví dụ khác cho thấy sự khác biệt là "pants". Nếu người Mỹ hiểu rằng "pants" là quần dài, cùng nghĩa với từ "trousers" ("trousers" ít được dùng) thì người Anh lại hiểu đây là "underwear" - quần lót.
    Cách viết (spelling)
    Bạn có thể nhận ra sự khác biệt trong cách viết với một vài quy luật như:
    - Anh-Mỹ có xu hướng bỏ chữ "u" trong nhiều từ. Người Anh viết "colour",  "armour", "humour" còn trong tiếng Mỹ là "color", "armor", "humor".
    - Các động từ của Anh - Mỹ có đuôi "ize" còn Anh-Anh là "ise", ví dụ: "realize - realise", "organize - organise".
    - Thứ tự các chữ cái cũng có thể bị đảo lại, chẳng hạn "theater", "center" trong Anh-Mỹ tương ứng với "theatre", "centre" trong Anh-Anh.
    Cách đọc (pronunciation)
    Bạn có thể biết người đối diện đang nói tiếng Anh-Mỹ hay Anh-Anh nhờ cách phát âm. Trọng âm một số từ có thể thay đổi. "Adult" có trọng âm 2 với Anh-Mỹ (aDULT) nhưng có trọng âm ở âm tiết đầu (Adult) với Anh-Anh. "Weekend"  có trọng âm một (WEEKeend) với Anh-Mỹ nhưng có trọng âm 2 với Anh-Anh (weekEND).
    Một điểm khác biệt nữa là người Mỹ có xu hướng nói hết những âm "r" xuất hiện trong từ còn người Anh lại thường bỏ đi nếu chúng nằm cuối. Cách phiên âm của "car" trong Anh-Mỹ và Anh-Anh lần lượt là  /kɑːr/ - /kɑː/.
    Người Mỹ còn có xu hướng thay đổi phụ âm trong một từ, hoặc bỏ qua phụ âm ấy để có thể nói nói nhanh và dễ dàng hơn, ví dụ: "water" được nói như "wa-der" - âm /t/ đổi thành /d/, còn "mountain" được nói như "moun-nn" - "tai" bị bỏ qua.
    Ngữ pháp (grammar)
    Trong Anh-Anh, bạn phải dùng thì hiện tại hoàn thành để miêu tả sự việc vừa xảy ra, ví dụ:
    - I’ve broken your vase. Will you forgive me? (Con vừa lỡ tay làm vỡ cái bình. Mẹ bỏ qua cho con chứ ạ?)
    Người Mỹ cũng có thể sử dụng thì hiện tại hoàn thành trong trường hợp vừa rồi hoặc đơn giản hóa nó đi với thì quá khứ đơn:
    - I broke your vase. Will you forgive me?

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

MYD tham dự ngày hội văn hóa Việt Nam tại trường Anh ngữ Genius

Ngày 13/4 vừa qua, trường Anh ngữ Genius đã theo vòng xoay, tổ chức lại ngày hội văn hóa Việt – Vietnamese Day. Ngày hội này đã được đông đảo các bạn học viên và giáo viên chờ đón và MYD cũng rất vinh dự vì đã được mời tham dự.
Tuy đến 18:30 mới chính thức bắt đầu ngày hội, nhưng từ sáng sớm, các bạn học viên Việt Nam đã mặc áo in hình quốc kỳ để đi học, màu áo đã nhuộm đỏ cả trường Genius.
Ngay-hoi-van-hoa-GENIUS-1
Sau khi kết thúc lớp học chính khóa, tất cả các bạn học viên Việt Nam tại Genius đã tụ họp lại để chuẩn bị thức ăn cho ngày hội: các bạn đã làm món gỏi cuốn ăn kèm với nước mắm và bắp xào (do không có được bún tươi của Việt Nam, các bạn đã phải thay bằng bún gạo khô; tôm khô trong bắp xào được thay bằng tôm giã nhuyễn, bơ được thay bằng dầu hào, dù vậy chất lượng món ăn vẫn không thay đổi đáng kể)
Đến 18:30, buổi tiệc chính thức bắt đầu tại khu vực sân ở lầu 2 của trường. Quản lý Việt Nam – bạn Xen (Tuấn) là người đứng trực để chỉnh âm thanh, dữ liệu và ánh sáng cho ngày hội, bạn Harin (Hà) là MC của chương trình.
Ngay-hoi-van-hoa-GENIUS-2
Mở đầu chương trình là ca khúc Xin chào Việt Nam kèm những hình ảnh về Việt Nam như Hồ Gươm, chợ Bến Thành, tòa nhà Bitexco… Các bạn đã giới thiệu về những địa danh nổi tiếng, trang phục truyền thống của Việt Nam và nhờ các bạn nước ngoài lên nói đúng tên tiếng Việt của những địa điểm, đồ vật ấy.
Bạn Emma đã thay mặt tất cả các bạn Việt Nam để bước lên giới thiệu về trang phục Áo dài cho các bạn nước ngoài đang du học Philippines cùng ngắm nhìn.
Sau đó là phần giới thiệu về trò chơi rồng rắn lên mây, các bạn nước ngoài và cả giáo viên của trường được mời lên chơi thử để biết về luật lệ.
Phim ảnh Việt Nam cũng được trình chiếu, từ phim chuyển thể từ truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, phim hành động Dòng máu anh hùng, đến phim kinh dị Quả tim máu,… đoạn video ngắn giới thiệu về cách nấu món Phở Hà Nội đặc trưng, và bạn Ann (An) đã lên hướng dẫn trực tiếp cách làm món gỏi cuốn. 3 bạn nam nước ngoài được mời lên để thực hành xem ai là người làm gỏi cuốn đẹp nhất sẽ được nhận phần quà là bức tranh thư pháp.
Cuối cùng là phần thưởng thức món ăn Việt Nam: gỏi cuốn và bắp xào. Các bạn học viên nước ngoài đã rất hào hứng với món ăn Việt và không ngừng xuýt xoa. Vì không hiểu cách ăn, có nhiều bạn đã ăn bắp xào chung với gỏi cuốn.
Sau khi ăn xong, cũng là lúc ngày hội văn hóa Việt khép lại, các bạn cùng chụp hình với Áo Dài Việt Nam và chào tạm biệt nhau.
Các ngày hội Văn hóa tại Genius được diễn ra xoay vòng giữa các nước vào mỗi tối thứ 4 hàng tuần. Dù là như thế, nhưng mỗi lần tổ chức đều được rất nhiều các bạn học viên chờ đón và tham gia nhiệt tình. Cứ mỗi lần như thế, mọi người lại càng hiểu rõ về văn hóa, phong tục, tập quán của nhau, tình cảm giữa các bạn học viên lại càng thêm thân thiết và gắn kết.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Giỏi tiếng Anh, người Philippines đã kiếm được hàng chục tỷ USD cho đất nước như thế nào?

Từ một đất nước kém phát triển, Philippines đã trở thành một điểm nóng tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
Một ngày mùa thu năm 2014 ở New York, Monica Joseph rất bực mình khi thẻ tín dụng của cô không thể thanh toán được tại một điểm bán hàng. Cô gọi điện thắc mắc lên ngân hàng Citibank. Sau khoảng thời gian kết nối nhanh chóng, cô được nói chuyện với tổng đài viên nói giọng Anh Mỹ chuẩn và các thắc mắc của cô đã được ghi nhận, nhân viên cũng hứa với cô sẽ có phản hồi sớm nhất, Monica rất hài lòng.
Thế nhưng có một điều mà Monica có lẽ không biết, đó chính là việc cô đã nói chuyện với tổng đài viên không phải ở Mỹ mà ở tận Manila, Philippines.
Người trả lời Monica chính là Joahnna Horca, nhân viên trực tổng đài cho CitiBank tại Manila, Philippines.
8 năm trước đây, cha Joahnna đã qua đời trong một lần đi đánh cá ở biển. Gia đình cô lâm vào tình cảnh vô cùng khó khăn.
Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành xã hội học, khó kiếm việc rồi đi làm phục vụ bàn vài năm, một người bạn của Joahnna đã giới thiệu cô vào làm một công việc lương cao và ít vất vả hơn, đó chính là công việc ở call center (trung tâm chăm sóc khách hàng).
Mỗi ngày, cô xử lý khoảng 30 đến 40 cuộc gọi từ ngân hàng tại Mỹ, có những ngày con số đó lên tới 100. Đổi lại cô được trả mỗi tháng 700 USD, mức lương thuộc loại khá cao trong xã hội Philippines.
Nhiều chuyên gia trong ngành nhận xét, người Philippines nói tiếng Anh tốt hơn, đúng chuẩn giọng Mỹ hơn rất nhiều so với người Ấn Độ. Ngoài ra, họ cũng có thái độ làm việc điềm tĩnh hơn chứ không dễ nổi nóng. Chi phí lao động ngành này ở Philippines hiện đang thấp hơn so với Ấn Độ.
Rất nhiều tập đoàn lớn như CitiBank, Safeway, Chevron và Aetna đều có trung tâm dịch vụ chăm sóc khách hàng, xử lý các yêu cầu của khách hàng qua điện thoại ở Manila. Đó là còn chưa kể đến hàng trăm công ty dịch vụ y tế tư nhân khác. Các cuộc gọi từ Mỹ sẽ được điều hướng sang các trung tâm dịch vụ khách hàng ở Philippines và nhân viên trực tổng đài ở Philippines sẽ trả lời.
Tháng 1/2015, báo Los Angeles Times vinh danh Philippines là "kinh đô của dịch vụ chăm sóc khách hàng thế giới".
Sự phát triển bùng nổ của ngành dịch vụ BPO
Dịch vụ trực tổng đài như trên chính là một trong những loại dịch vụ được gọi với cái tên chung là BPO. BPO đang phát triển như vũ bão tại Philippines.
Tháng 10/2015, Tholons, công ty tư vấn đầu tư nổi tiếng của Mỹ công bố một báo cáo cho thấy, thủ đô Manila của Philippines đã vượt qua Mumbai của Ấn Độ để trở thành thành phố thực hiện dịch vụ ủy thác nghiệp vụ kinh doanh (BPO) lớn thứ 2 trên thế giới.
Trong bản danh sách những thành phố BPO lớn nhất thế giới còn có cả thành phố Cebu của Philippines.
Trước tiên, BPO chính là Dịch vụ ủy thác nghiệp vụ kinh doanh. Đây cũng là ngành cần rất nhiều nhân lực nhưng trình độ không quá cao để thực hiện các công việc như nhân viên tổng đài (contact centre), nhập liệu, phân tích kinh doanh... Bên cạnh mảng gia công phần mềm (ITO), các tập đoàn CNTT lớn của Ấn Độ như Tata, Infosys... đều duy trì song song hai mảng BPO và ITO với tỉ lệ 50:50.
Tại Philippines, ngành BPO được chia ra 5 ngành nhỏ bao gồm dịch vụ khách hàng, xử lý dữ liệu, tư vấn y tế, gia công phần mềm và sản xuất phim.
Khi công bố báo cáo, Tholons đặc biệt khen ngợi sự phát triển vượt bậc của ngành BPO tại Philippines. Tholons lý giải nguyên nhân quan trọng đằng sau sự thành công đó bao gồm chính sách hỗ trợ của chính phủ, lực lượng lao động có trình độ cao và đặc biết rất giỏi tiếng Anh.
Tholons nhấn mạnh đến việc mỗi năm, Philippines có nửa triệu sinh viên tốt nghiệp nói rất giỏi tiếng Anh. Chính vì vậy lực lượng lao động của nước này luôn luôn dư thừa để có thể nhận thêm việc từ nước ngoài.
Ngoài ra, giới trẻ Philippines cũng có suy nghĩ hiện đại, rất nhiều trong số họ từng được đào tạo hay làm việc tại Mỹ, họ rất cởi mở và muốn làm việc cho các công ty phương Tây. Và về căn bản họ cũng được dạy nói tiếng Anh bằng giọng Mỹ chuẩn ngay từ khi còn rất nhỏ.
Năm 1992, Accenture của Ireland đã mở trung tâm dịch vụ khách hàng (call center) đầu tiên ở Philippines. Ngay sau đó, thành công của công ty đã tạo ra hiệu ứng lan tỏa đến nhiều công ty khác, thế nhưng vướng nhiều hành lang pháp lý nên ngành BPO tại Philippines chưa thể phát triển bùng nổ.
Năm 1995, chính phủ Philippines chính thức đưa ra chính sách khuyến khích cho ngành BPO phát triển. Đến năm 2004, quy mô của ngành đạt 1,55 tỷ USD và đến năm 2013, ngành đã có quy mô đến 15,5 tỷ USD. Số lượng lao động làm việc trong ngành tăng gấp 9 lần lên gần 1,5 triệu người cũng trong khoảng thời gian trên.
Với tốc độ tăng trưởng liên tục 2 con số như hiện tại, các chuyên gia ước tính doanh thu của ngành sẽ sớm vượt 30 tỷ USD, cao hơn cả mức kiều hối mà khoảng 10 triệu lao động Philippines ở nước ngoài gửi về nước mỗi năm và tương đương hơn 10% GDP. Như vậy có thể thấy với trình độ tiếng Anh vượt trội mà người Philippines đã mang đến được những thay đổi mang tính cục diện đối với nền kinh tế như thế nào.
Không chỉ có BPO
Khi ngành BPO phát triển tại Philippines, nó còn kéo theo sự phát triển của một loạt ngành công nghiệp và dịch vụ khác như bất động sản, bán lẻ.
Ví như ở các thành phố là trung tâm phát triển của ngành BPO như Manila hay Cebu, tỷ lệ văn phòng trống giảm mạnh.
Đối với các mặt bằng cho thuê hiện tại, giá văn phòng không khỏi tăng chóng mặt, sự xuất hiện của những căn chung cư cao cấp có giá hàng triệu USD ngày một nhiều cùng với sự phát triển của ngành BPO.
Sau 25 năm cải cách chậm chạp, kinh tế Philippines đang có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 7% và được dự báo sẽ duy trì được mức từ 7 đến 10% trong thập niên tới, theo dự báo của ông Bernando Vilegas, chuyên gia kinh tế học người Philippines từng tốt nghiệp đại học Harvard.
Ngành BPO phát triển cũng mang đến cơ hội việc làm bình đẳng hơn cho phụ nữ, ngoại trừ ngành sản xuất phim thì với 4 phân ngành nhỏ trong BPO, tỷ lệ tuyển dụng phụ nữ đều trên 50% cho đến hơn 75%.
Cùng với nhiều ngành dịch vụ khác trong xã hội Philippines, ngành BPO giúp thêm nhiều phụ nữ có việc làm, không đáng ngạc nhiên khi mà chỉ số bình đẳng giới của Philippines không ngừng cải thiện và đến năm 2015 đã đứng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đứng thứ 7 trên thế giới, cao hơn cả Thụy Sỹ, New Zealand, theo tính toán của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)

Người Nhật đua nhau đến Philippines học tiếng Anh

Một môi trường học tiếng Anh tốt với chi phí chỉ bằng 1/3 so với Anh và Mỹ đang trở thành lựa chọn phù hợp cho nhân viên nhiều tập đoàn, công ty Nhật.
Mary Myamoto đang chuẩn bị đóng gói đồ đạc để sang Philippines học chương trình tiếng Anh 3 tháng. Đối với nhiều sinh viên Nhật như cô, Philippines đang trở thành một lựa chọn học tiếng Anh tốt, chi phí phải chăng. Để làm việc cho các tập đoàn/công ty toàn cầu tại Nhật, tiếng Anh là một điều kiện tối thiểu.
Tuy nhiên đi Anh và Mỹ lại quá xa và đắt đỏ, vì thế Philippines có thể coi như lựa chọn thay thế tốt. Thực ra câu chuyện đến Philippines học tiếng Anh không hề mới với người Nhật. Từ cách đây 5 năm, một số công ty sản xuất ô tô tại tỉnh Gunma đã gửi hàng chục nhân viên đến Philippines để tham gia khóa học tiếng Anh 3 tháng.
Sau đó là nhiều tập đoàn, công ty lớn khác ví như Mitsuba cũng đã gửi nhân viên sang Philippines học tiếng Anh để phục vụ cho mục tiêu mở rộng hoạt động ra các thị trường nước ngoài.
Ông Ito Nakamura, trưởng bộ phận tuyển dụng của Mitsuba, cho biết họ từng gửi nhiều nhân viên sang Mỹ khi quy mô công ty còn khá nhỏ. Thế nhưng giờ đây, khi mà số lượng nhân viên tăng cao hơn trước nhiều lần, họ không thể đủ chi phí để làm được việc đó với tất cả nhân viên. Vì vậy, họ chọn Philippines.
Chi phí học tiếng Anh tại Philippines ước tính chỉ bằng 1/3 so với tại Anh hay Mỹ, ngoài ra chi phí cuộc sống thấp hơn rất nhiều.
Đến Philippines, những nhân viên người Nhật của tập đoàn không chỉ học được tiếng Anh mà còn củng cố thêm quan hệ với nhiều nhân viên của các công ty khác ở nhiều nước châu Á như Hàn Quốc hay nhóm nước Đông Nam Á, những thị trường quan trọng mà Mitsuba đang hướng tới.
2 năm trước, trường Language Academy ở Manila đã chính thức mở ra thêm nhiều chương trình tiếng Anh mới phục vụ cho các đối tượng khác nhau. Theo đó, một khóa học tiếng Anh tại Philippines trong 4 tuần tính cả tiền ăn ở và tiền sách vở tốn khoảng 1.866 USD.
Không chỉ người trẻ tuổi mà cả nhiều người già Nhật cũng đang đến Philippines vừa để nghỉ ngơi và đồng thời còn học tiếng Anh.
Mùa hè năm ngoái, ông Satoshi Hasei và vợ ông đã đến Cebu để tham gia khóa học tiếng Anh kéo dài 2 tuần, sau đó họ đi du lịch khắp đất nước này.
Nhận xét về chương trình học, ông Hasei nói: “Chúng tôi đi học vào ban ngày và làm bài tập vào buổi tối. Chúng tôi học tiếng Anh cả ngày. Giáo viên rất thân thiện, cuộc sống ở Cebu cũng rất dễ chịu.”
Ông bà cho biết dù đã ngoài 70 tuổi nhưng ông bà vẫn muốn học thật giỏi tiếng Anh để sau này có cơ hội tham gia vào chương trình hướng dẫn tour du lịch cho khách đến Nhật nhân sự kiện Olympic Tokyo năm 2020.
Các chương trình học tiếng Anh tại Philippines cũng đang đưa ra lựa chọn linh hoạt hơn rất nhiều so với Anh và Mỹ. Ở hai nước trên, mỗi lớp học tiếng Anh thường có quy mô khoảng từ 10 đến 20 sinh viên.
Thế nhưng người Philippines đang đưa ra lựa chọn gia sư kèm tiếng Anh cho người nước ngoài. Lớp học kéo dài đến nửa ngày và đi rất nhiều địa điểm trong thành phố để người học tiến bộ một cách nhanh nhất.
Ngoài ra, tại Philippines cũng có rất nhiều giáo viên tiếng Anh bản ngữ, chương trình được tổ chức có sự kết hợp tham gia của những giáo viên trên để tăng khả năng tương tác trong ngôn ngữ cho học viên
Chương trình học một kèm một như trên có chi phí khoảng hơn 2 nghìn USD, không tính vé máy bay khứ hồi từ Nhật sang Philippines.
Số liệu thống kê mới nhất cho thấy Hàn Quốc, Nhật và Đài Loan đang nằm trong nhóm nước/vùng lãnh thổ có số người học tiếng Anh đông nhất tại Philippines. Đáng chú ý, số lượng người Nhật tính tương quan so với các nhóm khác ngày càng tăng. Ngoài ra, Philippines cũng đang đón nhận thêm nhiều sinh viên đến từ nhiều nước xa xôi như Lybia, Nga, Braxin hay Iran.
Bộ Giáo dục Philippines ước tính đến năm 2015, số lượng người đến Philippines học tiếng Anh đã tăng gấp 3 lần so với 4 năm trước đó và Philippines đang chú trọng phát triển việc dậy tiếng Anh trở thành một ngành kinh doanh “hái ra tiền”.
Ngoài nguồn thu từ dạy tiếng Anh, thông thường sinh viên nào đến Philippines học tiếng Anh sau đó cũng sẽ tranh thủ cơ hội để đi du lịch nước này. Chính vì vậy phát triển hoạt động dậy tiếng Anh cũng mang đến cơ hội phát triển cho rất nhiều ngành liên quan khác.
Ngọc Thanh
Theo Trí Thức Trẻ

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Thủ tục khám sức khỏe gia hạn visa tại Philippines.

Du học Philippines bạn được miễn phí thị thực 28 ngày. Như vậy, nếu bạn học trên 2 tháng bạn phải gia hạn Visa. Đối với tháng thứ 2, các thủ tục gia hạn visa đơn giản với phí nộp gia hạn visa là 3430 peso (chi phí có thể thay đổi không đáng kể tùy vào địa phương). Tuy nhiên đến tháng thứ 3, thủ tục visa sẽ có các yêu cầu khác ngoài phí gia hạn visa, học viên phải đóng tiền I-Card (thẻ cư trú tại Philippines trên 59 ngày) và tiến hành thủ tục khám sức khỏe.
Thủ tục khám sức khỏe yêu cầu học viên phải đi khám sức khỏe tại bệnh viện văn phòng chính phủ Philippines. Bài viết này hướng dẫn bạn thủ tục khám sức khỏe gia hạn Visa tại Philippines.
Khi đi khám sức khỏe để gia hạn visa, các trường Anh ngữ sẽ chuẩn bị các thủ tục hồ sơ và người đi cùng để hướng dẫn học viên. Bạn không phải lo lắng về ngôn ngữ hay trình tự gia hạn visa.
Chi phí cho thủ tục khám sức khỏe gia hạn visa hiện nay là 1527 peso. (tương đương 850 nghìn đồng)
Dưới đây là trình tự khám sức khỏe gia hạn visa tại Philippines giúp các bạn học viên chủ động hơn trong thủ tục này.
Khám sức khỏe
  • Địa điểm: Tại phòng khám văn phòng chính phủ Philippines. Trường Anh ngữ sẽ đặt lịch khám trước cho học viên, nên thời gian chờ đợi ngắn, không quá lâu.
  • Thời gian sẽ được nhân viên trường sẽ báo trước và bạn đi khám sức khỏe vào giờ hành chính nên học viên sẽ phải nghỉ một buổi học. (Tại một số trường học viên sẽ được bố trí học bù các lớp 1:1).
  • Chú ý: Bạn nên ăn sáng và chuẩn bị đồ ăn, mang theo nước uống trong thời gian chờ đợi.
Giấy tờ cần
+ Hộ chiếu (Nhân viên của trường sẽ cầm đi cho bạn),
+ 4 ảnh kích thước 2×2 (theo chuẩn Philippines – Tại Việt Nam là 4×4. Nếu bạn chưa chuẩn bị hình có thể chụp tại cửa hàng trong các trung tâm thương mại)
+ Một ít phân, nước tiểu để làm xét nghiệm (Bạn có thể mua lọ nhỏ tại siêu thị để đựng).
Đến tại phòng khám sẽ tiến hành 4 bước:
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm phân
  • Chụp xquang.
Nộp giấy khám sức khỏe và đóng dấu hộ chiếu tại cục kiểm dịch.
 – Tại đây, nhân viên sẽ kiểm tra giấy khám sức khỏe, đo huyết áp, photo, dán ảnh và đóng dấu lên hộ chiếu.
 – Đến phòng khám: Bác sĩ sẽ hỏi bạn 1 vài điều về quốc tịch, tình trạng sức khỏe như: “Bạn có đang bị cảm cúm không?, “có dị ứng với loại thuốc nào không?”… Bạn cứ trả lời bình thường là được. Nói chung rất đơn giản.
(Trường hợp các xét nghiệm sức khỏe có vấn đề trục trặc, bạn sẽ được nhà trường hướng dẫn và làm bổ sung các xét nghiệm khác).Cục kiểm dịch
Nộp hộ chiếu và lấy dấu văn tay tại văn phòng sở di trú Cebu
Tại đây bạn sẽ nộp hộ chiếu và chờ đến lượt để lấy dấu vân tay hoàn tất thủ tục hồ sơ gian hạn visa tháng thứ 3.
Thủ tục gia hạn visa tại Philippines
Đến tháng thứ 4 bạn không phải khám sức khỏe thêm bất cứ 1 lần nào nữa ngoài việc đóng phígia hạn visa (phí đã được đóng vào đầu khóa học khi đến trường)

Những địa điểm quen thuộc của học viên trường Anh ngữ CIA

Ngoài những giờ học căng thẳng các bạn học viên sẽ có những giờ ra ngoài thư giãn với các địa điểm xung quanh trường Anh ngữ. Dù rằng đang ở trường Anh ngữ CG nghiêm khắc về giờ giấc hay đến trường CELI thoải mái về việc đi lại, tự do , các học viên đều có những địa điểm thư giãn khác nhau.
Trường Anh ngữ CIA cho phép học viên được ra ngoài vào buổi tối hàng ngày từ 7:00 đến 10:00 và hai ngày cuối tuần thứ 7 và chủ nhật (Đối với những học viên không qua bài thi từ vựng hàng ngày sẽ bị cấm túc không được ra ngoài). Thông thường vào những buổi tối với thời gian được ra ngoài ngắn ngủi, các bạn học viên thường chỉ đến những địa điểm gần vơi CIA. Hãy cũng điểm danh những địa điểm quen thuộc của học viên CIA tại trường.
J-Center mall
Là trung tâm thương mại lớn thuộc thành phố Mandaue, Cebu thường được nhiều học viên cũng như người dân bản địa gọi là J-Mall. Tại J-Mall có đầy đủ tất cả các nhà hàng, dịch vụ, shop thương hiệu… phục vụ cho mọi người. Lầu 1 với cửa hàng hàng tiện ích Seven eleven mở 24/24 cho đến những quán cà phê sang chảnh.
J-Center mall
Học viên  cũng có thể đến các spa thư giãn giá rẻ tại đây như thư giãn với hồ cá tẩy da chết, massage hay các quán dịch vụ cắt tóc, làm đẹp. Siêu thị là một phần không thể thiếu của trung tâm thương mại với đầy đủ mặt hàng thực phẩm được bày bán. Ngoài ra còn có các chuỗi nhà hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines tại J-mall. Các cửa hàng thời trang với giá cả bình dần.
Tầng 3 của J-Mall có rạp chiếu phim, sân khấu ngoài trời, sân bóng rổ, nhà hát, khu vực trò chơi, xem phim 4D cùng các quán cà phê trên cao ngắm cảnh thành phố Mandaue. Hiện nay J-Mall đã chuẩn bị khánh thành công viên nước tại đây. Trên lầu 4 của J-mall có các cửa hầng điển tử, quán cà phê và tại đây cũng đặt văn phòng chính phủ gia hạn visa của Sở di trú Philippines.
J-Mall cách CIA với 10 phút đi bộ là địa điểm quen thuộc và thân thiết của học viên CIA. Các hoạt động đổi tiền, mua sắm, ăn uống,… của học viên đều diễn ra hầu hết tại CIA.
Nonki – nhà hàng Nhật Bản
Nhà hàng Nonki cách CIA với 7 phút đi bộ. Xung quanh CIA có rất nhiều các nhà hàng khác nhau được học viên yêu thích và chọn lựa tuy nhiên Nonki được khá nhiều học viên Việt Nam đến thưởng thức. So với chi phí tại Việt Nam, giá cả tại Nonki khá hợp lý và rẻ. Đặc biệt, buổi trưa với các set đồ ăn học viên dễ dàng chọn lựa các món ăn giá rẻ.
Nonki – nhà hàng Nhật Bản
Quán ăn đồ nướng của người Philippines
Cách CIA với 5 phút đi xe Jeepney, nhà hàng BBQ Philippines được nhiều học viên ghé thăm vì giá cả rẻ và hợp khẩu vị. Vào các buổi tối, học viên CIA thường chọn quán BBQ này làm nơi tụ tập ăn uống và vui chơi.
Convenience 24 – Địa điểm quen thuộc vào mỗi tối
Thật thiếu sót nếu bỏ qua địa điểm đắt đỏ này. Không một học viên CIA nào không biết đến quán Convenience 24 cách CIA với 5 phút đi bộ này. Thông thường các học viên thường ra đây uống nước và nói chuyện phiếm hàng tối. Quán đặc biệt đông đúc vào tối thứ 5 và thứ 6.
Các địa điểm khác
Ngoài ra còn có các địa điểm khác được các học viên yêu thích như hàng trứng vịt lộn ngã tư Metro, quán gà chiên giòn của người Philippines, Bingo,…
CIA nằm ngay trung tâm thành phố Mandaue, thuận tiện cho nhiều hoạt động đi lại, mua sắm và sinh hoạt của học viên – đây được đánh giá là địa điểm vàng cho cuộc sống du học sinh.

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Đừng để ẩm thực “đánh gục” bạn khi du học Philippines


Dù bạn là người dễ tính hay khó tính trong ăn uống thì khi đi du học những vấn đề món ăn có tác động không hề nhỏ đến bạn. Học viên không chỉ đối mặt với những gia vị lạ, kiểu cách thức nấu món ăn khác biệt mà còn nhiều vấn đề khác nữa.

Hãy cảm thấy may mắn khi bạn du học tại Philippines vì ít nhất bạn còn được thưởng thức các món đồ ăn theo phong cách châu Á dù rằng hương vị của chúng có đôi chút khác biệt.

Hãy cùng MYD chú ý đến những vấn đề ẩm thực khi du học tại Philippines.

1.   Món ăn theo phong cách Hàn Quốc, Nhật Bản.

Hầu hết các trường Anh ngữ Philippines đều nấu món ăn theo phong cách Hàn Quốc và Nhật Bản. Đừng quá thắc mắc khi bạn phải biết rằng học viên Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm 80% số lượng du học sinh tại Philippines. Và du học tiếng Anh tại Philippines đã phổ biến tại hai quốc gia này từ những năm 90 của thế kỷ trước.

Một sai lầm các bạn nên tránh đó là đừng nghĩ đến những món ăn nhà hàng Hàn hoặc Nhật tại Việt Nam. Các món ăn sẽ nấu theo bữa cơm gia đình đảm bảo về chất dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Và luôn nhớ rằng ăn mãi một hương vị đồ ăn bạn cũng sẽ chán vì vậy hãy lên dây cót tinh thần nếu bạn quyết định học lâu tại Philippines.

2.   Thực đơn ít rau

Dù có thể bạn không quá thích ăn rau nhưng với truyền thống bữa ăn Việt không có rau không được thì các bữa ăn tại Philippines rất ít rau.

Người Philippines không thích ăn rau và canh. Văn hóa ăn bốc và giản tiện về chế biến món ăn của người Philippines làm cho việc nấu canh hoặc rau không phổ biến trong các bữa ăn.

Người Hàn Quốc và Nhật Bản đến từ xứ lạnh nên rau không phải là món ăn phổ biến. Dù rằng họ rất thích ăn rau nhưng lại không đòi hỏi quá cao về nó. Chính vì vậy người Hàn thường bổ sung chất xơ bằng kim chi, củ cải, cà rốt… Và đừng quá ngạc nhiên khi bạn sẽ thấy cải thảo, củ cải, cà rốt, khoai tây,… là những món quen thuộc tại các trường Anh ngữ.

Tuy nhiên hiện nay nhiều trường Anh ngữ đã cải thiện rất nhiều cho các bữa ăn, bổ sung thêm rau nhằm đáp ứng nhu cầu của học viên Việt Nam nói riêng và học viên các nước nói chung.

3.   Hoa quả đắt hơn tại Việt Nam

Giá cả sinh hoạt tại Philippines khá tương đồng với Việt Nam tuy nhiên đó chỉ là xét về mặt bằng chung. Rau củ quả tại Philippines khá đắt đỏ và ít loại để chọn lựa. Các loại trái cây thông dụng tại Philippine như Xoài, Dưa hấu, chuối, táo… Một lần mua bạn có thể phải tiêu tốn khoảng 100 peso (50 nghìn đồng) cho 4 trái táo hoặc 2/3 nhánh chuối…

4.   Các nhà hàng.

Nhà hàng Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan khá nhiều, phổ biến và không đắt đỏ. Chi phí đi ăn tại các nhà hàng này so với Việt Nam là khá bình dân. (250 ~ 450 peso/người)

Nhà Hàng Philippines thường là các món nướng, khẩu vị thường khá ngọt và mặn. Bạn không nên bỏ qua món lechon và Inasal nếu đến học tiếng Anh tại đây. (Dao động từ 99 ~ 120 peso/phần)

Tiệc buffet tại Philippines, khá phổ biến và chi phí khá rẻ từ 300 ~ 1500 peso cho 1 bữa tiệc. Tùy vào địa điểm và thực đơn sẽ có những món ăn khác nhau. Tiệc buffet tại đây ngon và thoải mái.

Nhà hàng Việt Nam, không có quá nhiều nhà hàng Việt Nam. Thông thường các nhà hàng thường bán chung món Việt và món Thái cũng nhau. Tuy nhiên cũng có những chiều nhà hàng chuyên món Việt như hệ thống Phat Pho… Các nhà hàng món ăn Việt tại Philippines thường được đưa vào là món ăn đắt đỏ.

5.   Hoạt động nấu ăn món Việt tại Cebu của MYD.

MYD là công ty tư vấn du học duy nhất có văn phòng tại Cebu – Philippines. Thấu hiểu những khó khăn về ẩm thực mà học viên thường gặp phải vì vậy hàng tháng MYD sẽ tổ chức hoạt động nấu ăn món Việt dành riêng cho học viên MYD. Các học viên sẽ được thưởng thức các món ăn Việt Nam, tụ tập và trò chuyện với nhau.

Vấn đề ẩm thực đều ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống học tập của học viên tuy nhiên các món ăn tại Philippines không quá khó ăn như bạn vẫn nghĩ. Nhưng khi xa quê hương việc nhớ và muốn ăn đồ ăn hương vị Việt là nhu cầu tất yếu. Vì vậy các bạn học viên hãy chuẩn bị cho mình tinh thần chào đón các món ăn nhiều hương vị và khác biệt tại các trường Anh ngữ nhé. Và nhớ đừng để âm thực “đánh gục” bạn khi đang học tập tiếng Anh tại đây.

Đăng ký 8 tuần học - nhận ngay học bổng 2 tuần học phí tại MYD

Chuyến đi công tác vừa qua của MYD đã nhân được 24 suất học bổng ưu đãi khủng dành từ 12 trường Anh ngữ quốc tế tại CEBU. Ưu đãi học bổng nhằm giúp các bạn học viên giảm tải đi những gánh nặng về chi phí khi du học tiếng Anh ngắn hạn tại Philippines.
Nội dung học bổng: tặng 2 tuần học phí cho học viên đăng ký học từ 8 tuần trở lên tại các trường Anh ngữ.
Học bổng du học Philippines 2016
Thời hạn áp dụng: đến tháng 8/2016
Tuy nhiên vì số lượng học bổng có hạn, chương trình sẽ tự động khép lại khi đã có người nhận.
Mỗi trường Anh ngữ sẽ có 2 suất học bổng
Danh sách các trường Anh ngữ có học bổng gồm:
Trường Anh ngữ EV
Trường Anh ngữ Philinter
Trường Anh ngữ Cella
Trường Anh ngữ Cebu Blue Ocean (CBO)
Trường Anh ngữ Fella
Trường Anh ngữ IDEA
Trường Anh ngữ CG
Trường Anh ngữ Bayside
Trường Anh ngữ SKK
Trường Anh ngữ CPILS
Trường Anh ngữ Glant
Trường Anh ngữ UV
Hãy nhanh tay để sở hữu cho mình những suất học bổng lớn này từ các trường trường Anh ngữ.