Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Những lỗi phát âm dễ vấp khi nói tiếng Anh.

Hầu hết những người học tiếng Anh trên thế giới đều mắc phải những lỗi phát âm khá tương tự nhau. Hãy cũng xem 1 trong 7 lỗi phát âm dễ mắc phải của tiếng Anh thì mình đang gặp vấn đề nào nhé.

Việc đọc chuẩn tất cả các âm tiếng Anh là một thử thách lớn với bất kỳ người học nào trên toàn thế giới. Website Busyteacher liệt kê ra 7 âm mà người học tiếng Anh thường mắc phải cùng những lưu ý để khắc phục.

Phụ âm "th"
"Th" là một trong những phụ âm khó nhất, có thể được nói theo ba cách khác nhau: âm /ð/ trong các từ "this", "that", "they" or "them"; âm /θ/ trong các từ "three", "thing", "thought"; và âm /t/ như trong "Thai" or "Thames".

Cách khắc phụcTrong ba cách phát âm của phụ âm "th", /t/ là âm ít được nói nhất và không khó, hai âm còn lại mới là vấn đề. Âm /θ/ được gọi là "th soft" (âm th nhẹ). Bạn cần học cách đặt lưỡi vào giữa hai hàm răng và đẩy một luồng khí mạnh ra để có thể nói đúng. Lưu ý rằng /θ/ là một âm vô thanh (unvoiced), chỉ dùng không khí để tạo ra âm còn /ð/ là một âm hữu thanh (voiced), dùng dây thanh âm ở họng tạo ra âm.
Âm "schwa" /ʃwɑː/
"Schwa" là tên gọi dành cho /ə/ - một âm nhẹ điển hình trong tiếng Anh, không được nhấn trọng âm, xuất hiện trong những từ nhiều âm tiết như "memory" /ˈmem.ər.i/ , chocolate /ˈtʃɒk.lət/ lẫn những từ ít âm tiết như "a" /ə/, "the" /ðə/. Lỗi sai mà mọi người thường mắc phải là đọc rõ ràng lần lượt từng âm tiết, chẳng hạn như "me-mo-ry".
Cách khắc phụcLuôn nhớ rằng tiếng Anh là một ngôn ngữ có âm được nhấn trọng âm và có âm không nhấn trọng âm; khác với những ngôn ngữ ghép vần đọc lần lượt từng âm (chẳng hạn như tiếng Việt). Vì vậy, những âm không được nhấn như âm schwa trên cần được đọc nhẹ.
Âm "i" ngắn /ɪ/
Âm này xuất hiện trong những từ như "live", "sit", "fit", "hit", thường bị nói nhầm sang âm "i" dài / iː/.
Cách khắc phục: Bạn có thể nghe cùng lúc các cặp từ thường gây nhầm lẫn giữa âm /ɪ/ và / iː/ như "live-leave"; "sit-seat"; "fit-feet", "hit-heat". Hai âm này không chỉ khác nhau về độ dài của âm, mà còn khác nhau về cao độ, khẩu hình miệng khi nói.
Sự nhầm lẫn giữa âm "l" và "r"
Việc nhầm lẫn âm "l" và "r" thường xảy ra với người Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia châu Á khác. Một ví dụ hài hước là nhiều người nói nhầm từ "rice" (cơm, gạo) sang từ "lice" (con chấy, rận). 
Cách khắc phục: Sự nhầm lẫn này thường nằm ở vị trí đặt lưỡi của mỗi âm. Để khắc phục, bạn lần lượt nói chậm, rõ "r" rồi đến l" để nhận thấy điểm khác biệt của vị trí lưỡi và răng của từng âm.
Sự nhầm lẫn giữa "w" và "v"
Lỗi này xảy ra chủ yếu với những học sinh ở các quốc gia châu Âu, ví dụ như "water" (nước) bị nói nhầm thành "vater" (cái chum), "West" (phía Tây) bị nói nhầm thành "vest" (áo gile).
Cách khắc phục: Trước khi nói âm "w", bạn để khẩu hình miệng mình tròn như chữ "o" rồi mới nói. Âm thanh tạo ra sẽ không bị lẫn sang với âm "v" do khẩu hình miệng để bắt đầu của hai âm này khác nhau.
m "e" kỳ diệu
Âm "e" kỳ diệu (the magic e) tạo ra sự khác biệt trong cách nói của các cặp từ như "not-note (/nɒt/ - /nəʊt/),  "bit - bite" (/bɪt/ - /baɪt/) nhưng lại là một âm câm (silent sound) trong những trường hợp này. Nhiều học sinh nghĩ rằng phải làm rõ sự khác biệt giữa các từ này bằng việc đọc "e" lên như "bi-te", "no-te" trong khi đây là một âm câm.
Cách khắc phục: Giải pháp cho những cặp âm gây nhầm lẫn chính là đặt chúng cùng nhau, nói to lên và so sánh để rút ra điểm khác biệt. Hơn nữa, điều bạn cần lưu ý là tác động của "e kỳ diệu" là khiến "note" được nói khác với "not", "bite" khác với "bit" nhưng nó vẫn là một âm câm và không được nói ra.
Các phụ âm câm
Phần lớn những người học tiếng Anh có tiếng mẹ đẻ là tiếng Tây Ban Nha gặp phải lỗi này - nói những phụ âm câm xuất hiện trong từ, ví dụ như âm /d/ đáng lẽ không có trong từ Wednesday /ˈwenz.deɪ/
Cách khắc phục: Cách khắc phục việc "lỡ" nói những âm câm trong từ chính là ghi những từ này ra, gạch những âm câm trong từ đi để có ấn tượng sâu sắc về cách nói đúng của từ, chú ý luyện tập. Viết ra là một giải pháp hữu hiệu trong trường hợp này.
(theo Busyteacher)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét