Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Bạn cần chuẩn bị như thế nào để du học thành công ?

Bạn cần thay đổi như thế nào để du học thành công ?
Khi xây dựng một kế hoạch đi du học, hầu như tất cả các bạn chỉ tập trung vào kết quả học tập, các chứng chỉ Tiếng Anh như IELTS, TOEFL,... hay các hoạt động ngoại khóa. Thế nhưng liệu các bạn có biết rằng các bạn đã quên mất một điều rất quan trọng khác không? Không ít người khi đi du học đã không thể hòa nhập được với phong cách sống và học tập của người nước ngoài. Kết quả là họ rơi vào bế tắc, cảm thấy chán nản với cuộc sống và bỏ dở những ước mơ, hoài bão của mình. Hiểu được điều đó, bài viết này sẽ trang bị cho bạn những kĩ năng và thông tin cần thiết để bạn hiểu và dễ dàng hòa nhập hơn trước khi đặt chân đến một đất nước hoàn toàn mới lạ.


I. Phương pháp học tập ở nước ngoài như thế nào?

Sinh viên châu Á nói chung và cụ thể là sinh viên Việt Nam thường không theo kịp chương trình học ở nước ngoài trong thời gian đầu. Nguyên nhân chính là do phương pháp học tập không phù hợp. Học đại học ở những nước như Mỹ, Anh, hay Úc đòi hỏi tính độc lập cao, điều này hiện còn thiếu và yếu đối với sinh viên Việt đặc biệt khi học tập ở nước ngoài. Nhiều bạn không có thói quen tự học, không để ý tích lũy thông tin xã hội từ các nguồn sách tham khảo, internet để phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Điều này dẫn đến những khó khăn cho chính các bạn khi du học vì hầu như sinh viên không được thầy cô giáo "nhồi nhét", lại không có gia đình bên cạnh để nhắc nhở, nên các bạn phải chủ động đọc sách, mày mò tài liệu tham khảo… để có được kiến thức cho riêng mình.

Cũng cần phải nói đến sự khác nhau trong cách làm bài thi, chấm điểm, và đánh giá ở nước ngoài so với Việt Nam. Nếu như ở Việt Nam, bài văn cuối kỳ của bạn nhiều khi sẽ được đạt điểm cao vì thể hiện sự “thuộc bài” thì ở nước ngoài, sinh viên được đánh giá rất cao khi đưa ra được những tư duy sáng tạo và quan điểm mới của riêng mình. Nếu không quen với những điều này, sinh viên Việt Nam rất dễ bị sốc và ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân.


II. Văn hoá sống của nước bạn khác gì Việt Nam?

Nếu sinh viên không có ý thức tìm hiểu sâu sắc về văn hoá nước du học của mình trước khi lên đường, các bạn dễ có những cú sốc văn hoá và trở nên tự ti và “thu mình lại”.
Sốc văn hoá khiến sinh viên cảm thấy lạc lõng với cộng đồng xung quanh, luôn có cảm giác mình không thuộc về nơi này. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên, thậm chí nhiều bạn muốn quay về nhà ngay lập tức hoặc khóc ròng qua điện thoại khiến gia đình “lo sốt vó”.
Sốc văn hoá rất dễ có thể xảy ra vì cách giao tiếp, ứng xử, vui chơi từ Việt Nam không giống với văn hóa các nước phương Tây. Sinh viên nếu không được chuẩn bị trước tâm lý này để thích nghi kịp thời, sẽ dẫn đến cô lập bản thân, và luôn sống trong trạng thái buồn bã, lo âu.
Chính vì thế, trước khi đặt chân đến một đất nước khác, tôi nghĩ bạn nên bỏ chút thời gian để tìm hiểu và tập thích nghi với một vài nét văn hóa đặc trưng của người phương Tây dưới đây :
• Cách chào hỏi
Việc chào hỏi ở nước bạn khá là thoải mái, hãy nở một nụ cười và giới thiệu tên của mình, nếu bạn đi cùng một nhóm thì hãy giới thiệu mọi người với nhau. Mọi người thường bắt tay, thậm chí chỉ cần nói “Hello” là có thể bắt đầu cuộc trò chuyện. Người dân ở đây thường rất thẳng thắn, đừng hiểu lầm với sự thô lỗ, họ chỉ muốn đi thẳng vào vấn đề hơn là lãng phí thời gian.
Cách ăn uống
Việc ăn uống của người nước ngoài có thể làm bạn ngạc nhiên bởi sự thoải mái và tự do. Bàn ăn thường rất đơn giản, người ta thường cầm dĩa tay phải, nhưng nếu bạn muốn cầm tay trái thì cũng chẳng sao. Có một số loại thức ăn nhất định thường phải dùng bằng tay. Hãy nhớ chờ đến khi chủ nhà mời vào bàn và nói bắt đầu bữa ăn.
• Phong cách ăn mặc
Người phương Đông thường câu nệ chuyện hình thức, ở phương Tây thì có vẻ thoái mái hơn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy cách ăn mặc của sinh viên khi đến trường, rất phóng khoáng và tự do. Nhưng nếu bạn chuẩn bị đến một buổi phỏng vấn cho khóa học hoặc xin việc, thì hãy ăn mặc lịch sự nhé!


III. Làm thế nào để có hành trang tốt khi du học?

Một cách để sinh viên có thể trang bị cho mình những kĩ năng, kiến thức cần thiết cho chặng đường du học là hãy đặt mình “sống thật” trong một môi trường như vậy. Trước đây, các bạn không có điều kiện để thực hiện điều đó ngay trong nước. Nhưng trong 5 năm trở lại đây, khoá Dự bị Đại học Quốc tế ngay từ Việt Nam được cấp bằng bởi Tổ chức giáo dục NCC, Anh Quốc và triển khai duy nhất tại Language Link Việt Nam đã đem lại được cho sinh viên Việt Nam sự chuẩn bị tốt nhất trước khi các bạn du học. Chương trình đã tạo môi trường tiếng Anh 100%, giúp các em nâng cao trình độ ngôn ngữ và làm quen với việc phải liên tục sử dụng tiếng Anh. Ngoài ra, các khoá học chuyên về phương pháp học tập, văn hoá, viết luận bằng Tiếng Anh, luyện thi IELTS,… giúp sinh viên được chuẩn bị tốt nhất cho những năm học đại học tiếp theo ở nước ngoài. Khoá học cũng giúp sinh viên có nhiều cơ hội học bổng hơn cho bậc học đại học, và tăng khả năng thành công visa cho sinh viên.
CHANGE YOURSELF, CHANGE YOUR FUTURE !
- Luffy L -

Nên tìm hiểu thông tin để săn học bổng các nước như thế nào?

Thế nào được gọi là đã tìm hiểu về trường và học bổng định đăng ký?
Về cơ bản, có nghĩa là bạn đã lục tung website của các trường lên, biết được yêu cầu đầu vào là những gì, giấy tờ được yêu cầu là cái gì. Nhiều bạn hỏi rằng thấy các giấy giờ cần nộp (requried documents) trên web phải bao gồm các thứ a,b,c, nhưng mình thiếu thứ a hay thiếu thứ b thì có được không. Đã gọi là “required documents” thì các bạn cứ thế mà chuẩn bị cho đầy đủ, các bạn viết mail hỏi trường những thứ đó họ không trả lời cho thì cũng đừng giận. Một điều nữa là hãy đọc kỹ mục “Eligibility” (tính phù hợp) của từng học bổng, xem mình có THỎA MÃN TẤT CẢ các điều kiện họ nêu không, để tránh mất thời gian đăng ký và bị loại ngay từ vòng gửi xe. Nhiều bạn đăng ký những học bổng mà họ ghi rõ ràng là chỉ dành cho EU/EEA, thế mà cứ đâm đầu vào đăng ký??? Khi bạn tìm hiểu về trường, xin đọc cả mục FAQs (Frequently asked questions) nữa, các câu hỏi mà bạn thắc mắc đa phần là nằm ở đấy. Một số trường hợp bạn không thỏa mãn điều kiện nào đó trong mục Eligibility mà vẫn được đăng ký, thì cứ đọc mục FAQs là có. (Nếu người khác tìm được thông tin bạn cần trên website của trường, mà bạn không tìm được, thì bạn không phù hợp để đăng ký học bổng.

Để tìm hiểu một cách chi tiết hơn thì như sau:
– Google, qua bạn bè, facebook, forum, networking… để tìm các thứ liên quan đến học bổng: Phân tích và thống kê tình hình các năm của học bổng (A), yếu tố quan trọng nhất của học bổng đó là gì, những người đã đăng ký thành công học bổng đó có hồ sơ và đơn đăng ký ra sao. Để đạt được điều này thì ngoài các kênh thông tin trên, bạn có thể vào xem trong khoa trong trường bạn đăng ký có mục Alumni (Cựu sinh viên) không, đọc xem có anh chị Việt Nam nào không, đọc bài của họ xem có thu được thông tin gì không (họ học trường nào ra, làm về cái gì, v.v…). Nếu mà tìm được địa chỉ liên lạc của họ thì quá tuyệt vời rồi. Nếu tìm được thì chịu khó liên lạc với họ để hỏi kinh nghiệm, nhưng phải nhớ là hỏi những câu hỏi thông minh. Hãy thể hiện mình là người có chuẩn bị, có tìm hiểu, đừng có cái gì cũng hỏi, không ai đủ kiên nhẫn và nhiệt tình để trả lời cho bạn các vấn đề cỏn con.
– Sắp xếp thông tin: đối với mỗi trường hay mỗi học bổng bạn định đưang ký, hãy tạo một Folder (Tệp) riêng biệt tương ứng trên Bookmark của bạn, rồi mỗi khi đọc đến các thông tin quan trọng như là điều kiện đăng ký, hạn nộp, v.v… tất tần tật liên quan đến trường hay học bổng đó, hãy lưu tất cả vào tệp trên. Làm như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho bạn.
Về đơn xin học và thư giới thiệu (SoPs, LoRs)
Ngoài các yếu tố không thể thay đổi như là GPA, trường học, các thành tích, phần thưởng…, thì các bạn chỉ còn có thể trông chờ vào SoPs, LoRs để tăng cơ hội được học bổng. Vậy thì viết làm sao thật hay, thật thuyết phục, làm sao để nổi bật giữa vô vàn các lá thư ứng tuyển khác, là vấn đề mà bạn nào cũng quan tâm.
Để có được LoRs hay, thì bạn nên tính trước ít nhất 1 năm. Tại sao tôi lại nói như vậy? Nghĩa là trong quá trình học, bạn đã phải tự chọn cho mình những người giới thiệu (Referee) tiềm năng, người mà có khả năng viết LoR hay cho bạn, hoặc bạn có thể xin chữ ký một cách dễ dàng. Sau đó thì tìm cách tiếp cận những người giới thiệu tiềm năng này, thể hiện bản thân của bạn, sao cho người đó có ấn tượng tốt về bạn, và HIỂU BẠN LÀ AI. Ví dụ trong trường hợp của tôi, học kỳ 1 năm 3 tôi đã để ý và chọn ra được 2 người giới thiệu tiềm năng cho mình. Sau khi đã lựa chọn như vậy, tôi bắt đầu thể hiện mình: tôi cố gắng đăng ký các khóa học mà có 2 vị này giảng dạy, cố gắng hỏi họ các câu hỏi trên lớp, thi cố gắng đạt điểm cao. Đặc biệt hơn, kỳ mùa hè năm 3 tôi đã chọn một người trong số họ làm người hướng dẫn (supervisor) đợt thực tập của tôi (và tôi còn được vị này chọn làm trưởng nhóm nữa). Vì thế, mặc dù 2 người giới thiệu của tôi không hề có tiếng tăm, nhưng thư giới thiệu mà họ viết cho tôi thì phải nói là tuyệt vời!!!
Lên kế hoạch và viết đơn xin học bổng
Tới quá trình viết, kinh nghiệm của mọi người và cách viết thì rất nhiều rồi, ở đây tôi xin chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc viết SoPs và LoRs:

– Tùy theo yêu cầu và tiêu chí của từng học bổng mà viết SoPs+LoRs sao cho người đọc thấy mình PHÙ HỢP với tiêu chí của học bổng đó nhất.
– Thực hiện vòng tuần hoàn Đọc—Viết—Sửa, tức là đầu tiên đọc những bài mẫu để học cách viết của họ, tìm ý tưởng, sau đó bắt tay vào viết; viết xong thì nhờ mọi người sửa và bản thân mình sửa. Cứ lặp đi lặp lại như vậy đến khi nào có được một bản ưng ý thì thôi.
– Khi viết thì lập dàn ý các ý cần viết trước (theo kiểu gạch đầu dòng), sau đó phát triển lên thành một bài hoàn chỉnh. Cố gắng TRẢ LỜI HẾT các câu hỏi mà học bổng đó yêu cầu, cố gắng CÂN BẰNG các ý, và LIÊN KẾT các ý với nhau.
– Trong SoPs hãy cố gắng đề cập nhiều nhất có thể đến những gì KHÔNG CÓ trong các nội dung khác. Ví dụ đừng nói nhiều về phần thưởng hay thành tích học tập mà họ có thể thấy trong CV của bạn, hãy nói về những thứ như là bạn đã làm được những gì liên quan đến ngành học mình đang định đăng ký (Quá khứ), tại sao bạn lại muốn học cao lên về ngành này (Hiện tại), học xong nó thì bạn đạt được cái gì theo dự định (Tương lai).
– Trong LoRs thì hãy chia các đặc điểm của mình ra để viết (HÃY NÊU VÍ DỤ CỤ THỂ CHỨ ĐỪNG VIẾT CHUNG CHUNG), và các LoRs thi thoảng giao nhau ở một hay hai đặc điểm nào đó, để hội đồng thấy được TẤT CẢ ĐIỂM MẠNH trong con người mình.
– Cách làm của bản thân tôi khi viết SoP, LoRs: download các tài liệu hướng dẫn cách viết và thu thập một vài mẫu của những người đã đăng ký thành công các loại học bổng, sau đó in ra, rồi ngồi đọc và phân tích các mẫu câu hay, ý hay (dùng bút đánh dấu), cuối cùng là áp dụng vào bài của chính mình với những ví dụ cụ thể của chính mình.
– Chuẩn bị xong hồ sơ và gửi hồ sơ đi coi như bạn đã hoàn thành phần lớn công việc của mình, nhưng “công việc hậu trường” thì cũng quan trọng và không thể thiếu sót. Gửi hồ sơ đi, bạn phải liên lạc với trường để hỏi xem họ đã nhận được hồ sơ chưa, hồ sơ có thiếu sót gì không, để kịp thời bổ sung.
Liên lạc với trường như thế nào cho hiệu quả?
Rất nhiều bạn phàn nàn về việc email hỏi trường mà mãi không thấy trả lời, tạo nên tâm lý lo lắng và không yên tâm. Xin lưu ý với các bạn rằng, thời điểm đăng ký hồ sơ rất nhiều, và các thí sinh email cho trường rất kinh khủng, nên họ không trả lời hết cũng là điều dễ hiểu. Ở đây tôi đăng lại kinh nghiệm mà mình đã viết trên diễn đàn để chia sẻ với các bạn (đối với các trường ở các nước khác cũng áp dụng tương tự):
“…để các trường nhanh chóng phản hồi khi mình liên hệ hỏi han, kinh nghiệm của tớ là: mail hỏi họ tầm 7h-8h sáng (giờ bên họ) hoặc tầm 14h-15h (giờ bên họ). Lúc đó là lúc họ bắt đầu làm việc ca sáng (or ca chiều), bạn mail tầm đó thì sẽ vào Inbox của họ ở trang đầu tiên, là cái mà họ nhìn thấy đầu tiên khi vào hòm thư. Tất nhiên đó là suy đoán của riêng cá nhân mình, nhưng mình đã áp dụng cách này khá ổn và họ sẽ mail lại luôn trong ngày, hoặc cùng lắm là ngày hôm sau.”
Các bạn có thể vào đây để xem chênh lệch thời gian.
Thêm 1 lời khuyên nữa là tiêu đề của email, nếu rõ ràng và “hấp dẫn” 1 tý thì họ sẽ chú ý hơn. Ví dụ bất kể hỏi cái gì, mình cũng để chủ đề là :”Did you receive my application package?”, hơi củ chuối 1 tý nhưng mà được việc.
Các công đoạn như vậy coi như xong, giờ thì chỉ còn chờ đợi mà thôi. Lưu ý trong giai đoạn này vẫn nên giữ liên lạc với trường, để họ có yêu cầu gì mình còn đáp ứng ngay.

Và điều quan trọng hơn hết để có thể săn học bổng và hay đi ra nước ngoài thì trình độ tiếng Anh của bạn là yêu cầu không nhỏ rất quan trọng đấy nhé. Chính vì vậy để chuẩn bị đầy đủ hành trang du học mà không hề e ngại về tiếng Anh hãy liên lạc với MYD để học những khóa học tiếng Anh ngắn hạn đảm bảo chất lượng nhé. Chúng tôi có những chương trình học dành cho học viên mới bắt đầu có thể đạt 4.5 ielts qua khóa học 4 tháng và 5.5-6.0 cho khóa học 6 tháng.
Vì vậy đừng ngại ngùng gì nữa hãy liên lạc với chúng tôi ngay đi nhé.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Tâm sự của học viên Molly - Cô gái nhỏ tháng 7 của MYD.

Nếu vào tháng 6 học viên nhỏ tuổi nhất của MYD là Minh Thu (Jessica) cô gái 12 tuổi như một nàng công chúa đáng yêu nhí nhảnh và rất chăm học với kỹ năng speaking rất tốt, thì tháng 7 này chúng tôi có một học viên cũng nổi bật không kém đó chính là Molly. Molly năm này mới 16 tuổi và đang có định hướng cho việc học Đại học tại nước ngoài sau này. Thành tích của Molly rất đáng nể đấy các bạn nhé. Kỹ năng reading của bạn ấy đã đạt đến 8.0 ielts. Đây cũng là một trong những niềm tự hào của MYD.

Molly và một học viên khác của MYD

Hãy cũng lắng nghe những chia sẻ của bạn ấy trong thời gian học tập tại Philippines nhé:

"My name is Molly. I come from Saigon, a luxurious city located in the Southern Vietnam. Living in a big city, I realize that using a second language like English fluently is really important. Especially, having a chance to study university and work abroad is my dream so English become an essential part in my life. That is the reason why I have to get an impressive achievement in English, and to carry out this goal, I chose CIA for my studies in Philippines.

This is the first time I travel to Philippines and also the first time I stay away from my family to live in an international environment. Honestly, I was nervous. Contradictory to my feeling, this school is actually good. The thing impress me the most is the way everyone here care about me. Not only the teachers but also friends and the staffs are really closed to me, which makes me sometimes think that they are my family members instead of just teachers or friends. Besides, I think that having a chance to speak English wherever and whenever I want and meet a lot of friends from other countries makes me feel ease.

I have many memorable experiences but the most unforgetable ones are the time we organized a surprising Birthday party for the Vietnamese manager and the experience with the wifi connection here. In the party, we had a great time together, we ate, drank coca-cola and we sang. I was graceful because we were a very close-knit " Family ". A long with this wonderful memory, I will ...miss the super WEAK wifi connection in CIA and in Philippines, I had a lot of funny storis with it.

To end up, I would like to say thanks to all the friends I have met here, includes Vietnamese and international friends, teachers, staffs...Because of you guys, I have one remarkable month in Philippines which I shall never forget. "

CIA, 11am 7/ 30 / 2015
Molly

Cùng xem những hình ảnh trong thời gian Molly ở tại Philippines nhé:






Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Phạm Quang Tuấn ( Richard ) - Top 3 khóa học IELTS tại Học viện Anh ngữ CIA

Thông tin được cập nhật từ Học viện  Anh ngữ CIA
Anh tên là Phạm Quang Tuấn ( Richard )  đến từ vùng đất mỏ Quảng Ninh trù phú, trước khi sang Philippines, anh đã có một công việc ổn định với mức lương xét tại mặt bằng chung của người Việt Nam là khá cao. Thế nhưng là một người ham học hỏi, luôn phấn đấu hết mình và có chí tiến thủ anh muốn tiến xa hơn nữa trên con đường công việc của mình.  Anh muốn cuộc đời mình phải khác hơn nữa, anh muốn con anh phải có điều kiện phát triển hơn nữa. Và tiền đề để anh nhận được một công việc tốt hơn không phải kinh nghiệm làm việc, không phải năng lực chuyên môn (vì anh đã có thừa chúng rồi) mà cái anh cần là ngoại ngữ -  là tiếng Anh. Sẽ chẳng ai ngờ được (mà đối với người Việt Nam cũng không mấy ai dũng cảm như vậy) người đàn ông đã bước qua cái tuổi 30 này lại mạnh dạn quyết định  nghỉ công việc ổn định với mức lương hấp dẫn kia để đi học trau dồi tiếng Anh. Thực ra có bao nhiêu người như anh? Dám hành động? Dám bỏ việc để đi học ngoại ngữ một cách chu toàn nhất?

Học viên Nam tại CIA (Anh Tuấn mặc áo trắng)

Sau nhiều tháng tìm hiểu anh quyết định chọn lựa và học tập tại Học viên Anh ngữ Cebu International Academy (CIA). Học viện Anh ngữ CIA là một trong những học viện có chất lượng học tập và giảng dạy hàng đầu tại Philippines, chất lượng đầu ra của học viên với tỉ lệ đạt tiêu chuẩn cao có những học viên đã đạt đến trình độ 8.5 của IELTS.

Bài thi đầu vào của anh không ổn định và được đánh giá là kém nên anh quyết định chọn khóa học cơ bản ESL – anh văn tổng quát để củng cố nền tảng thật tốt cho bản thân. Trong quá trình học tập những tuần đầu, trình độ ngữ pháp và speaking của anh có những tiến bộ rõ rệt, sau một tháng anh dưới sự nhận xét của giáo viên và quản lý Việt Nam đã quyết định đăng ký khóa học IELTS nhằm thử thách với chính mình dù rằng trước đó anh còn chưa biết đến bài thi IELTS hay thử sức với nó.

Khóa học IELTS là khóa học đáng tự hào của CIA. Học viên được học trong một chương trình học khóa học khép kín và chuyên sâu. Chia sẻ ban đầu của anh là “anh cảm thấy học Ielts ở CIA rất vất vả nhưng lại rất vui, ban đầu thì thấy hơi mệt nhưng càng học thì càng nghiện, càng học thì càng cảm thấy yêu thích tiếng Anh”.  Thời gian đầu Anh cảm thấy áp lực, luôn nhắc nhở mình phải thật cố gắng không dám lơ là trong việc học, nhưng chỉ qua 2 tuần đầu khi đã thích nghi với chương trình học hiện nay anh đã là một thành viên nổi bật của “Làng IELTS” CIA. Sau 5 tuần học tập Ielts, Ban khảo thí của CIA đã tổng hợp các bài thi, kiểm tra tuần và tháng cùng như những nhận xét đánh giá của giáo viên trong quá trình học tập của học viên Ielts tất cả các nước, anh đã vinh dự đứng trong top 3 những người học tập nổi bật tại CIA. Hiện nay trình độ của anh đang được đánh giá ở  6,5 cho reading, 6,0 cho writing đó là một thành quả nỗ lực không ngờ của anh và đội ngũ giáo viên của trường.

Sau kết quả trên anh đã quyết định tăng lever chương trình học tập của bản thân tại CIA với IELTS Academic.

Nghe lịch học kín đặc 10 lớp/ngày thì rất sợ, nhưng học rồi không muốn ngừng đâu các bạn trẻ. Cuối tuần lại tụ tập học viên các nước hoặc học viên Việt Nam đi du lịch biển, núi...khám phá và trải nghiệm cuộc sống thực sự tại Philippines. 3 tháng trôi nhanh lắm, y như một chớp mắt vậy, anh đang có ý định học thêm đây mà còn phải xin ý kiến bà xã cái đã.

Các bạn thấy đấy, học tiếng Anh không hề khó nhưng cái các bạn cần là bạn có thực sự muốn học tiếng Anh? Bạn thực sự muốn thay đổi cuộc đời mình? Và quan trọng là bạn có dám thực hiện nó hay không mà thôi./.

Mọi chi tiết về du học tiếng Anh tại Philippines xin liên hệ MYD


Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Đến thăm Học viện Anh ngữ Talk Academy - Baguio city

Trường Anh ngữ Talk Academy nằm tại thành phố Baguio - thành phố nghỉ dưỡng bậc nhất tại Philippines.
Thành lập vào năm 2007 với hai cơ sở giảng dạy tiếng Anh. Talk là một trong những trường Anh ngữ nổi bật tại Philippines. 
Nếu bạn có thể choáng ngợp và hào hứng với cở sở vật chất cùng các tiết học và các hoạt động thể thao, du lịch của trường Anh ngữ Paradise (tại Boracay) thì hẳn sẽ cảm thấy thư thái, yên bình với cuộc sống học tập tại Talk.
Talk là một trong những trường học Anh ngữ nổi bật với khóa học TOEIC và TOEFL với các lớp học chuyên sâu 1:1 lên đến 6 lớp/ngày. Thời gian học không dày đặc sát sao nhưng vẫn đủ nghiêm cẩn với các bài kiểm tra từ vựng hàng ngày nhắc nhở các bạn học tập.
Để hiểu hơn về Talk hãy cùng MYD tham quan các hình ảnh về trường nhé:

Góc thư giãn và tự học của các bạn học viên tại Talk 


Buổi chiều bình yên cùng nhau luyện tập tiếng Anh


Mặt tiền của cơ sở E&E với các khóa Toeic và Toefl chuyên sâu

Phòng ăn của trường



Mini shop ngay tầng 1 của trường với nhiều mặt hàng và giá cả phải chăng


Tự học vào cuối tuần


Phòng ăn tại cơ sở Yangco


Phòng học 1:1

Hành lang lớp học

Buổi sáng cuối tuần và bài tập

Buổi chiều tại E&E

View nhìn từ phòng tự học của trường



Phòng ngủ tại cơ sở E&E

Phòng tại Yangco

Cơ sở Yangco đầy màu sắc với phòng tự học

Góc học tập trong phòng học viên

Phòng ngủ thoáng mát


E&E Campus cung cấp hệ thống phòng ở ký túc xác phòng đơn, phòng đôi và phòng 3 người tại khuôn viên trường với đầy đủ tiện nghi và nội thất (giường, nệm, chăn, mềm, gối, máy nước nóng lạnh, bàn học, đèn học, tủ quần áo, kệ sách, phòng tắm trang bị máy nước nóng…). Các dịch vụ khép kín như phục vụ ăn uống sáng, trưa và tối (đã bao gồm trong chi phí KTX), và các dịch vụ miễn phí kèm theo như dịch vụ giặt giũ (mỗi ngày), vệ sinh và dọn dẹp phòng (3 lần/ tuần), wifi được sử dụng 24/7 tại khu vực riêng.

Để biết thêm chi tiết về trường Anh ngữ Talk xin liên hệ 
skype: MYD_Lisa 
Zalo - viber - line qua số điện thoại (+63) 09053544560. 

Ước mơ du học - Bạn có dám hay không?

Du học - Cụm từ xa xỉ?

Du học dành cho những bạn học cực kỳ giỏi?

Một quan niệm thâm căn cố đế, chỉ có khi bạn thật giỏi bạn mới có thể xin học bổng du học. Liệu điều đó có đúng hay không? Vâng không ai phủ nhận rằng bạn khi bạn đi du học bạn phải có khả năng nhưng khả năng đấy không phải bẩm sinh mà có, tất cả đều do trau dồi mà ra.

Xin nói đến câu chuyện Xoài xanh chấm mắm ruốc của Tony Buổi Sáng. Ai có thể khẳng định bạn B giỏi và bạn A không giỏi? thế nhưng giờ đây khi bạn B đang thưởng thức cuộc sống tại Châu Âu thì bạn A lại làng nhàng với công việc lương chỉ có 4-5 triệu 1 tháng. 

Vậy bạn có thấy du học có khó? Sao nhiều bạn có thể đi được, có thể làm được mà ta lại không?
Vì vậy hãy bỏ ngay quan niệm mặc định trong đầu bạn rằng, bạn không thể đi du học được, đi du học thật khó.... Nếu chưa làm sao biết là khó?
Du học không chỉ là những chương trình du học dài hạn với các môn học hóc búa mà có khi du học là những chương trình học tập ngắn hạn đầy thực tế bổ ích: Như chương trình du học tiếng Anh mà MYD đang đưa đến cho các bạn vậy.

Du học chỉ dành cho con nhà giàu?

Nếu bạn du học tự túc tại Anh, Úc, Mỹ... thì quả là chỉ dành cho con nhà giầu. Nhưng du học tiếng Anh ngắn hạn tại Philippines thì hoàn toàn không phải thế. Chi phí du học tiếng Anh tại Philippines so với Singapore còn rẻ hơn nhiều mà còn chất lượng hơn vậy tại sao bạn không tự sắp xếp để đi du học tiếng Anh tại Philippines? Nếu bạn là một người còn trẻ, hãy học tiếng Anh để đi săn những học bổng chương trình học lớn, nếu bạn đã đi làm hãy đi học tiếng Anh để có một công việc tốt hơn... học tập tiếng Anh chưa bao giờ là thừa cả.

Đừng nói rằng bạn không có tiền, đừng nói rằng bạn còn bao nhiêu chuyện để lo. Nếu bạn không biết tính toán đầu tư lâu dài thì chẳng bao giờ bạn có thể khá lên được. Không tin ư? bạn có thể mua 1 con IP6 hơn cả tháng học tại Philippines chỉ để sử dụng không hết tính năng của nó nhưng lại ngại ngùng không muốn đi học tiếng Anh cho tương lại. Bạn có thể liên tục đổi đồ điện tử đời mới và bình ổn với mức lương tầm 5-6 triệu 1 tháng mà không chịu dùng điện thoại cục gạch trong 1 thời gian ngắn để chỉ sau vài tháng bạn sẽ có công việc lên cả ngàn đô.


Nếu bạn thực sự không có tiền? Bạn cần tiếng Anh? sao lại ngần ngại đi mượn tiền để đi học, đó là một cuộc kinh doanh đầu tư lâu dài mà chắc chắn bạn không hề lỗ vốn. Bạn có thể hùng hục mượn tiền để xây nhà nhưng lại không dám mượn tiền để học? Đó là một chuyện nực cười biết bao.


Vì vậy đừng nói rằng bạn không có tiền, hãy hỏi tự chính bản thân bạn răng bạn có thực sự muốn học tiếng Anh? Bạn có muốn thay đổi cuộc đời mình? Bạn có dám cảm nhận một thế giới khác hay không mà thôi.

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Một số chú ý khi học viên đi máy bay

Tất nhiên bài viết sẽ là không quan trọng với nhiều bạn bạn đã bôn ba đi nhiều nơi... Nhưng với những đối tượng chưa bao giờ đi máy bay hay chưa bao giờ một mình đi xa thì thiết nghĩ thật cần thiết. MYD xin tổng hợp một vài kinh nghiệm về các chuyến bay để hướng dẫn các bạn khi đặt vé cũng như khi bắt đầu cho hành trình lên đường sang Philippines hay Nhật Bản.


MYD mong rằng bài viết sẽ góp phần nào giúp các bạn có thể chỉnh bớt đi những lo lắng cho chuyến đi hành trình của bản thân.

Kinh nghiệm đặt vé máy bay

Vé rẻ, khuyến mãi đặc biệt từ các hãng hàng không là các loại vé không cho phép đổi tên, hủy vé và hoàn trả trong bất kỳ trường hợp nào, bạn được phép đổi ngày bay nhưng phải trả thêm phí chênh lệch tùy theo giá vé tại thời điểm đó. Loại vé này được tổ chức bán, thanh toán qua các trang web chính thức của đơn vị bay
Trong quá trình đặt vé, chú ý gỡ bỏ các lựa chọn mặc định mà các hãng bay hay chủ định đưa vào trong quá trình đặt vé như hành lý mua thêm, bảo hiểm, chọn chỗ ngồi, đồ ăn… để tránh phát sinh thêm chi phí nếu bạn thực sự không có nhu cầu sử dụng.
Nếu đặt các chuyến bay nối tiếp, thời gian dãn cách là 4 giờ nhằm tránh các sự cố trễ chuyến bay. Vì nếu trễ chuyến sau thì bạn tự chịu.
Nếu đặt vé rẻ cho nhóm thì nên đặt lần lượt cho từng người. Không nên đặt một lúc cho nhiều người vì như vậy sẽ mất rất nhiều thao tác, thời gian hơn nữa sẽ đẩy chi phí của nhóm cao hơn (vé rẻ thương ưu tiên 1 vé / 1 hành khách)

Các thông tin khi đặt vé như hộp thư điện tử, số điện thoại liên hệ cần phải khai báo chuẩn xác

Chú ý các chuyến bay vé rẻ thường khởi hành vào lúc đêm khuya hoặc sáng sớm.

Lựa chọn trang Phục

Hãy nhớ, trang phục của bạn không nên có đính kim loại, chúng sẽ gây cho bạn phiền toái khi đi qua cửa kiểm soát. Bạn còn phải tính đến sự thay đổi khí hậu giữa nơi khởi hành và địa điểm sẽ đến, và cả những lần chợp mắt ngắn ngủi trên máy bay
Nên mặc quần jeans không bó, áo thung phụng là tốt nhất. Phụ nữ có thể mặc váy dài, kèm theo khăn quàng cổ.
Chọn chất liệu vải không thấm mồ hội và gây bốc mùi nha.
Không nên mặc đồ sáng, mang giày cao gót.

Làm thủ tục bay


1. Chuẩn bị

Trước khi đi máy bay bạn phải có trong tay:
– Vé máy bay
– Chứng minh thư nếu đi trong nước hoặc hộ chiếu nếu đi nước ngoài
– Visa nếu nước cần đến yêu cầu.
– Tiền mặt để đóng thuế sân bay khi đi: một số sân bay châu Á như Nội Bài (Hà Nội), Don Muang (Bangkok), … thu lệ phí sân bay khi bạn đi máy bay từ nơi đó (trong khi các sân bay ở nơi khác gộp thuế đó vào luôn giá vé máy bay), thông thường lệ phí này thu bằng đơn vị tiền của nước sở tại, để tránh phải đổi tiền tại sân bay (nơi mà tỉ giá thường thấp) bạn nên chuẩn bị sẵn số tiền này. Ngoài ra bạn cũng nên có trước một ít tiền của nước đến để có thể tiêu ngay mà không cần phải đổi ở sân bay.

Bên cạnh đó là các đồ dùng mà bạn muốn mang theo, chia làm hai loại:
- Đồ xách tay (hand/cabin luggage) là đồ mà bạn mang theo bên mình khi lên máy bay, bạn sẽ để đồ này lên giá phía trên ghế ngồi hoặc dưới gầm ghế hoặc giữ bên mình. Hành lý dạng này thường có giới hạn về kích thước, cân nặng, số lượng túi được mang theo, … tuỳ theo quy định của từng hãng hàng không. Do vấn đề về an ninh, bạn không được phép mang theo các vật dụng có ý sát thương như dao, kéo…
– Đồ gửi (checked luggage) thường là đồ nặng, cồng kềnh mà bạn gửi khi làm thủ tục check-in, đồ này vẫn đi cùng chuyến bay với bạn nhưng được để ở khoang hành lý riêng, bạn chỉ có thể lấy đồ khi đến nơi. Tuỳ theo loại vé máy bay, hãng hàng không mà số lượng đồ gửi (tính theo kiện/bao/gói) hay cân nặng được quy định khác nhau, nếu bạn gửi quá mức qui định thì phải đóng thêm tiền. Các hãng đều qui định danh mục các mặt hàng không được phép mang theo, bạn phải tuân thủ quy định này.
– Trọng lượng hành lý gửi: tuỳ theo loại vé, hãng hàng không mà số kg hành lý có giới hạn khác nhau. Thông thường đi đường dài được gửi 30kg/người, đi nhiều người với nhau có thể gộp lại để chung tải. Nếu gửi quá mức qui định thì phải đóng thêm tiền, lệ phí cao.

2. Vé máy bay

Bạn có thể mua vé máy bay trực tiếp qua các hãng hàng không hoặc qua các đại lý, thường mua qua đại lý hay mua trước khi đi một thời gian thì giá sẽ rẻ hơn. Một số hãng hàng không hiện nay bán vé qua Internet, do không phải trả thêm tiền thuê nhân viên, địa điểm, … , nên giá vé cũng ngang với giá của đại lý.
Các thông tin liên quan đến vé máy bay:
– Hạng vé (class): tuỳ theo phân loại của từng hãng mà có thể có nhiều hạng khác nhau, phổ biến có Economy, Bussiness và First class, trong đó hạng Economy là rẻ nhất.

- Tình trạng vé (status)
  • OK/Confirmed: ngày giờ bay là chính thức.
  • Wait Listed: ngày giờ bay mà bạn đã đăng ký chưa được chắc chắn do đã hết chỗ và bạn được cho vào danh sách đợi. Nếu có người bỏ chỗ mà bạn đứng đầu danh sách đợi thì bạn sẽ được đi vào chuyến đã đăng ký, khi đó status của bạn chuyển thành OK.
  • Open : bạn chưa đăng ký ngày, giờ bay. Bạn có thể đăng ký bất cứ lúc nào miễn là trước khi vé hết hạn sử dụng.
- Chuyến bay (flight): ký hiệu chuyến bay, ví dụ VN188, bạn có thể tìm thông tin về chuyến bay trên các bảng điện tử qua ký hiệu này.
- Ngày giờ bay (date/time): ngày/giờ máy bay cất cánh ở nơi đi và hạ cánh ở nơi đến, giờ địa phương
- Bay thẳng (non-stop) hay quá cảnh (transit): bay thẳng là chuyến bay đi thẳng từ điểm bạn cần đi đến nơi bạn cần đến, transit là chuyến bay dừng tại một hoặc vài nơi khác trước khi đến điểm bạn cần đến.

3. Sân bay

Sân bay bao giờ cũng chia làm 2 khu tách biệt:
• Khu đến (arrival): Nơi mà hành khách từ nơi khác bay đến sẽ đi ra ở khu vực này.
• Khu đi (departure): Nơi mà hành khách làm thủ tục để đi máy bay đến nơi khác.

Trong mỗi khu có thể chia làm hai: nội địa (dành cho các chuyến bay nội địa) và quốc tế (dành cho các chuyến bay quốc tế). Với các sân bay lớn, từng khu nói trên còn chia làm bến (terminal) (ví dụ ở sân bay Bangkok, Singapore), mỗi terminal có một số hãng hàng không nhất định hoạt động, bạn đi hãng nào hoặc đón người thân đi hãng nào thì đến terminal tương ứng của khu tương ứng.


Các biển báo ở sân bay đều ghi rất rõ bằng hai thứ tiếng: Tiếng địa phương và tiếng Anh. Sân bay luôn có các trạm thông tin (information point) để giúp đỡ hành khách. Các sân bay lớn thậm chí còn cho in sơ đồ sân bay.

Các bảng điện tử nằm rải rác trong sân bay thông báo các chuyến bay đến và đi, bạn xem thông tin ở đây và để ý loa thông báo. Cần chú ý để không nhầm giữa thông tin đi (departure) và đến (arrival), các chuyến bay của terminal nào.

4. Check-in

Ở khu departure, bạn tìm đến các quầy của hãng hàng không mà bạn đi, thường có hai hoặc nhiều quầy. Nếu đã đến giờ check-in, các quầy sẽ có nhân viên phục vụ. Nếu vé của bạn chưa ghi chỗ ngồi (seat) mà bạn muốn chọn chỗ thì nên đến sớm để xếp hàng. Tùy theo hạng vé mà bạn xếp hàng vào quầy tương ứng. Trước khi đi vào các quầy để làm thủ tục, bạn có thể phải đi qua trạm kiểm soát đồ, bạn chỉ phải đưa hành lý gửi lên để scan, đồ xách tay sẽ kiểm tra ở các bước sau.
Bạn phải đưa vé máy bay, chứng minh thư hoặc hộ chiếu/visa cho nhân viên tại quầy kiểm tra, nếu có đồ gửi bạn đưa lên bàn cân, nhân viên có thể kiểm tra luôn hành lý xách tay của bạn có hợp lệ không. Nếu đi một nhóm, bạn có thể làm thủ tục cùng lúc với họ. Bạn có thể đề nghị được ngồi cạnh cửa sổ hay cạnh lối đi, nếu còn chỗ trong hạng tương ứng nhân viên sẽ xếp cho bạn theo yêu cầu. Ngồi cạnh cửa sổ thích hợp với những chuyến bay ngắn, bạn không bị quấy rầy bởi người ngồi phía trong khi họ muốn ra ngoài, hoặc bạn có thể ngắm cảnh khi máy bay cất/hạ cánh. Nếu bạn không muốn làm phiền người khác khi hay phải đi toilet thì bạn có thể xin ngồi cạnh lối đi.

Sau khi xong thủ tục, bạn sẽ nhận lại vé máy bay (đã bị xé đi trang tương ứng với chuyến bay đang làm thủ tục), giấy tờ đưa lúc trước, thẻ lên máy bay (Boarding Pass) và cuống vé tương ứng với hành lý gửi. Có bao nhiêu kiện hành lý gửi thì có bấy nhiêu cuống vé, bạn phải giữ cuống vé cho đến khi ra khỏi sân bay. Từ lúc này đến lúc lên máy bay, bạn sẽ dùng Boarding Pass thay thế cho vé máy bay. Trên thẻ này ghi địa chỉ phòng đợi tức là cổng (gate) mà bạn sẽ phải có mặt trước khi lên máy bay, thời gian phòng đợi mở cửa, số ghế (seat) trên máy bay của bạn.

5. Làm thủ tục xuất cảnh

Tùy theo sân bay, bước kiểm tra an ninh có thể diễn ra trước hoặc sau bước làm thủ tục xuất cảnh. Nếu bạn đi ra nước ngoài, bạn sẽ phải làm thủ tục xuất cảnh. Tại đây, bạn đưa ra hộ chiếu/visa, nhân viên hải quan xem xét và có thể đóng dấu vào hộ chiếu của bạn hay gỡ bỏ visa/giấy tờ liên quan khỏi hộ chiếu của bạn nếu đã hết giá trị.

6. Kiểm tra an ninh

Đồ xách tay của bạn sẽ được đưa qua máy quét, và bạn sẽ đi qua một cổng từ, chìa khóa hay các đồ kim loại bạn nên cho ra khay để qua đường máy quét, tránh làm mất thời gian của cả hai bên một cách không cần thiết.

7. Vào phòng đợi

Sau khi xong hai bước trên là bạn đã vào khu vực quốc tế, tại đây có các quầy hàng lưu niệm, đồ ăn… bạn có thể đi dạo nếu còn thời gian hoặc đến thẳng phòng đợi. Các sân bay lớn thường có các khu giải trí giúp hành khách tiêu thời gian nếu phải chờ đợi lâu (như khi đi transit). Nên để ý các thông báo trên loa hoặc trên các bảng điện tử. Nếu bạn có vé hạng Bussiness hay First class sẽ có một khu vực riêng dành cho bạn. Chú ý: Vặn đồng hồ theo giờ địa phương để tránh bị động, mặc dù bạn sẽ không bị bỏ rơi một khi đã vào đến đây.

Chọn chỗ ngồi

Khi đến giờ lên máy bay, nhân viên của hãng hàng không sẽ xuất hiện ở phòng đợi. Hành khách có vé hạng cao vào trước, tiếp đó là những người tàn tật, những người có trẻ em đi cùng, những người còn lại xếp hàng lần lượt vào hoặc nhân viên sẽ gọi theo số ghế. Bạn đưa ra Boarding Pass, nhân viên xé một phần và đưa lại cho bạn mảnh nhỏ hơn trên đó có ghi số ghế của bạn, bạn đi theo hành lang nhỏ để lên máy bay hoặc ra xe bus để đến chân máy bay.
Số ghế trên máy bay có dạng 55B, trong đó 55 là hàng ghế, chữ cái đi kèm chỉ vị trí ghế trong hàng. Máy bay nhỏ thường có 6 ghế một hàng, trong khi máy bay lớn có thể có 10 ghế hoặc hơn. Tiếp viên trên máy bay sẽ hướng dẫn bạn đi đúng lối để đến vị trí của bạn. Khi đến đúng hàng ghế của mình, bạn nhìn ký hiệu chữ cái và hình vẽ tương ứng để ngồi đúng chỗ. Hành lý xách tay để trên giá phía trên đầu hoặc dưới ghế ngồi/chân của bạn. Bạn có thể gửi tiếp viên cất hộ áo comple/vest để tránh bị nhàu nát.
– Nếu bạn có thật nhiều tiền, hãy chọn cho mình ghế hạng nhất (First Class), với chỗ ngồi này bạn có một bàn ăn lịch sự, chất lượng ghế cao cấp, thoải mái ngủ, nghỉ và có nhiều phương tiện giải trí tiện nghi hơn (nhạc, phim,báo chí…)
– Ở mức tiền ít hơn bạn có thể chọn ghế hạng thương gia (Business Class), không phải riêng một góc trời nhưng cũng tương đối rộng rãi.
\Tuy nhiện, phần đông hành khách đi máy bay đi hạng ghế là E class = Economy Class.

Nên “check in” sớm hơn mọi người. Câu nói đầu tiên với nhân viên là chào hỏi và kèm theo luôn đó là một đề nghị được ngồi “isle seat” (ghế cạnh đường đi) và “close to the wind” ( vị trí ghế gần phần cánh máy bay ). Tuy động cơ phản lực nằm trên cánh máy bay, nhưng người ngồi trên cánh và trước cánh sẽ không bao giờ nghe gì cả… chỉ có những hàng ghế sau đuôi ống phản lực sẽ gánh chịu hết những tiếng ồn đó.

Ăn ngon trên máy bay

Bạn cần chọn các loại thức ăn sau:
1. Bạn nên ăn lót dạ trước và trong chuyến bay với thực phẩm có nhiều protein (không nên ăn quá no)
2. Ăn những món ăn có gừng làm gia vị, hoặc có thể ăn một vài lát gừng sống. Rất tốt cho tiêu hóa và chóng say máy bay
3 . Khi đi máy bay bạn sẽ rất dễ bị đầy hơi. Do đó cần ăn các thức ăn trợ tiêu hóa như khoai tây. nghệ, thơm…
4. Ăn nhiều các chất chứa vitamin B nhằm giảm cân thẳng như cần tây chẳng hạn. Ngoài ra bạn cũng nên ăn nhiều rau, quả, trái cây, bổ sung đủ lượng kẽm chóng mệt mỏi.

5. Ở độ cao vài nghìn mét so với mặt đất, lại ở trong một môi trường khô, lạnh do bật điều hòa nhiệt độ thấp, cơ thể rất dễ rơi vào tình trạng mất nước. Vì vậy, uống khoảng 180 ml nước khi lên máy bay là vừa đủ cho 3 giờ bay. Muốn đong chính xác lượng nước này, bạn có thể tự mang chai nước không trong túi hành lý xách tay.
Các loại nước hoa quả, sữa cũng có tác dụng nhưng rượu, bia và chất có cồn thì đặc biệt nên tránh khi lên máy bay.

Thoát hiểm khi máy bay gặp sự cố

Chìa khóa để sống sót trong tai nạn hàng không là vẫn tỉnh táo trong “khoảnh khắc vàng” – 90 giây ngay sau tác động (va chạm mạnh, rơi nổ…).
Trong một tai nạn, tử vong không chỉ xảy ra khi máy bay lao xuống đất, nhưng còn thường do nạn nhân hít phải khói và bị cháy khi không thể nhanh chóng thoát khỏi máy bay.
Khách có thể thực hiện các bước để tự bảo vệ mình trong trường hợp xảy ra sự cố.

Đầu tiên là phải luôn cài chặt dây an toàn, ngay cả khi máy bay không gặp nhiễu loạn, trồi sụt (turbulence). Những giây quý giá cần thiết để cài lại dây an toàn lúc máy bay gặp sự cố có thể là quá muộn
Bước thứ hai để bảo vệ mình là hãy làm quen với các tính năng an toàn của máy bay.
Trong khi người bay thường xuyên có thể bỏ qua các hướng dẫn an toàn trước chuyến bay, việc hiểu biết cách vận hành các thiết bị an toàn, xác định vị trí cửa thoát hiểm gần nhất và theo hướng dẫn của phi hành đoàn trong trường hợp khẩn cấp là rất quan trọng.
Những quyết định được thực hiện trong các giây tiếp theo sau sự cố, có thể tạo nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.
Một yếu tố quan trọng khác tạo thêm cơ hội sống sót trong tai nạn, nếu thực hiện đúng các tư thế trong trường hợp khẩn cấp do phi hành đoàn hướng dẫn, như “khom người, tựa đầu vào ghế trước…”.
Tư thế này giữ cho cơ thể bạn không bị tung lên, va đập vào ghế trước, có thể gây chấn thương nặng ở đầu hoặc cổ và có thể khiến bạn không thể thoát khỏi máy bay trong 90 giây quyết định.
Và nhớ là khi thoát ra khỏi máy bay, đừng cố mang theo hành lý hay đồ vật gì cả, vì chúng sẽ làm chậm tốc độ của bạn, thậm chí cản trở bạn và những người khác thoát ra.
Ghế ngồi trong máy bay hành khách được thiết kế tối ưu hóa an toàn. Khoảng cách giữa các hàng ghế và độ nghiêng của lưng ghế được thiết kế để giữ cho khách được an toàn khi va chạm. Các nhà sản xuất máy bay, các hãng hàng không và Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) liên tục tìm ra những biện pháp mới để việc đi máy bay trở nên an toàn hơn.
Hướng đến mục tiêu này, một quy định mới của FAA có hiệu lực vào tháng 10.2011 đòi hỏi kết cấu khung máy bay và chỗ ngồi tất cả các máy bay thương mại mới sản xuất khi bay tại Mỹ phải an toàn, chịu được một lực tác động mạnh lên đến 16G (gấp 16 lần lực hấp dẫn của trái đất), nâng cấp từ chuẩn 9G đã có từ năm 1950.
Một trong những công nghệ được các hãng hàng không thực hiện theo quy định nhằm cải thiện an toàn cho ghế ngồi do AmSafe phát triển lần đầu tiên, đó là việc trang bị túi khí. Nói một cách chính xác, đó là một túi khí nằm gọn trong đai an toàn. Khi có lực tác động, túi khí sẽ bung ra trong vòng chưa đến 90 phần nghìn giây và lấp đầy khoảng trống trước mặt, nhằm bảo vệ đầu và thân của hành khách.
Túi khí an toàn hàng không được thiết kế để chống lại chấn thương ở đầu; và nếu còn tỉnh, khách sẽ có thêm cơ hội sơ tán khỏi máy bay cách an toàn.
Trong khi một số người đặt câu hỏi về sự an toàn của hàng không thương mại, các thống kê về an toàn vẫn được giữ vững. Bạn bay trên một máy bay thương mại thì an toàn hơn là tự mình lái xe đến cửa hàng tạp hóa. Tuy vậy ngành công nghiệp hàng không vẫn không thể giậm chân tại chỗ. Thông qua việc giáo dục hành khách, cải thiện tiêu chuẩn an toàn và ứng dụng công nghệ mới, ngành hàng không dân dụng vẫn nỗ lực nhằm nâng độ an toàn đến mức cao nhất.