Làm thế nào để học tốt tiếng Anh là điều trăn trở không chỉ đối với nhiều người học tiếng Anh mà còn là điều mà nhiều giáo viên dạy tiếng phải quan tâm vì ai cũng mong muốn các học trò của mình học tốt, đạt kết quả cao trong học tập và thành đạt trong cuộc sống sau khi ra trường. Với kinh nghiệm giảng dạy, kết hợp với việc tìm hiểu, tham khảo phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả của các bậc tiền bối như A.J Hoge (giáo viên người Mỹ-nổi tiếng với chương trình tự học tiếng Anh Effortless English), những bài thuyết trình của các giáo viên giàu kinh nghiệm được chia sẻ trên các diễn đàn, trong các cuộc hội thảo và trên Internet, trong bài viết này tác giả muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm để học tôt tiếng Anh với các bạn sinh viên trường ĐH Đại nam, những bạn thực sự say mê và muốn học tốt tiếng Anh.
Để học tốt tiếng Anh, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao khi học tiếng Anh, một số người thành công còn những người khác thì không mặc dù xuất phát điểm là như nhau, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục.
Khoa Ngoại ngữ - Đại học Đại Nam thường xuyên tổ chức hội thảo để sinh viên hiểu và có cách học đúng với bộ môn tiếng anh
A. Thực trạng và những khó khăn của sinh viên khi hoc tiếng Anh
Có rất nhiều sinh viên đã chia sẻ rằng mặc dù họ học tiếng Anh đã nhiều năm ( ít nhất là 7 năm với sinh viên năm nhất) và họ học rất chăm chỉ nhưng kết quả là vẫn không sử dụng được, hoặc gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp (nghe- nói) bằng tiếng Anh, đặc biệt là với người nước ngoài. Tai sao vây? Có hai thực trạng và khó khăn mà sinh viên Viêt nam nói chung cũng như sinh viên trường ĐH Đại nam nói riêng thường gặp phải khi hoc tiếng Anh là:
1. Không có mục tiêu cụ thể (Lack of obectives)
Đa số các sinh viên khi học môn tiếng Anh ở trường chỉ coi tiếng Anh là một môn học bắt buộc, một số chỉ học hay làm bài tập về nhà để đối phó với giáo viên, hoặc đối phó với các kì thi, họ không có mục tiêu cụ thể, không biết mình học tiếng Anh để làm gì ngoài mục đích để qua các kì thi, vì vậy mà họ không có động lực, không có chỉ tiêu cụ thể, không có sự đam mê thực sự nên không tự giác học hỏi tìm tòi, nên khi kết thúc học kì hay khóa học, dù điểm thi có thể cao nhưng họ sẽ nhanh chóng quên những gì đã được học và kết quả là chữ Thầy lại trả cho Thầy mà thôi.
2. Thiếu môi trường ngoại ngữ (Lack of English language environment)
Thiếu môi trường ngoại ngữ là một trở ngại mà đa số người học tiếng Anh ở Viet nam nói chung và sinh viên trường Đại nam nói riêng phải đối mặt. Học tiếng Anh, nhưng môi trương xung quanh toàn tiếng Việt, ở nhà, đến trường (ngoài giờ học TA trên lớp), ra đường… đều giao tiếp bằng tiếng Việt. Và mặc dù nhà trường cũng đã quan tâm và tạo điều kiện để có giáo viên nước ngoài giảng dạy, nhưng chỉ thời gian trên lớp thôi thì chưa thể đủ để có thể giỏi tiếng Anh được.
Để học tốt từ vựng tiếng Anh chúng ta cũng có thể sử dụng phương pháp sơ đồ cây
B. Giải pháp khắc phục: (Solutions to the problems)
Từ thực trạng và khó khăn nói trên, bài viết sẽ đưa ra những giải pháp khắc phục sau đây:
1. Muốn học giỏi tiếng Anh, trước tiên phải có mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Bạn phải trả lời được câu hỏi: “Ban học tiếng Anh để làm gì?” Ví dụ: Nếu bạn muốn đi làm ở các công ty thì phải đặt ra mục tiêu là 600, 700, 800, hay 990 điểm TOEIC ( tùy theo yêu cầu của công ty), hoặc muốn đi du học sẽ đặt mục tiêu đạt 6.5 or 7.0… điểm IELTS hoặc 90 điểm,100đ hay 120 điểm TOEFL iBT(Có hai loại bài kiểm tra TOEFL: TOEFL iBT qua máy tính và TOEFL PBT qua bài làm trên giấy). Khi đã có mục tiêu cụ thể thì bạn sẽ có động lực và vạch ra chiến lược để đạt được mục tiêu đó. Ví dụ: Mục tiêu bạn đặt ra là 990 điểm TOEIC (điểm tối đa) trong 4 tháng, và để đạt được mục tiêu này, trước hết, lượng từ vựng bạn sẽ phải nắm được là 3420 từ, lượng từ thiết yếu trong phần thi TOEIC, như vậy, bạn phải kiểm tra xem lượng từ vựng của bạn có bao nhiêu và cần phải bổ sung bao nhiêu, từ đó lên kế hoạch mỗi ngày học bao nhiêu từ, học bao nhiêu thời gian mỗi ngày….
2. Về vấn đề môi trường ngoại ngữ, bạn không thể giỏi tiếng Anh nếu như ngoài thời gian học trên lớp bạn chỉ dùng toàn tiếng Việt, tiếp xúc với toàn người nói tiếng Việt, nghe nhạc, đọc các thông báo, bảng biểu, xem ti vi… đều bằng tiếng Việt. Hơn nữa tiếng Anh trong giáo trình, băng, đĩa tuy là tiếng Anh chuẩn mực nhưng nhiều khi trong thực tế lại dùng khác. Ví dụ: Khi dạy cách chào hỏi thì hầu như giáo trình nào cũng dạy là:
“- Hello, how are you?”, và câu trả lời thường là: “ I’m fine, thank you. And you?”. Tuy nhiên trong thực tế giao tiếp hàng ngày, thay vì nói “Hello, how are you?” hay “good morning, “good afternoon”….., người bản ngữ thường nói: - What’s up? / What’s new? và câu trả lời là - Not much or nothing much.
Hoặc- How’s it going?/ - How are you doing? / “- How have you been?”
và câu trả lời có thể là - Not bad or pretty good or Busy, you?
Và những cách nói này ít được đề cập tới trong các giáo trình.
Như vậy, để khắc phục tình trạng thiếu môi trường tiếng Anh thì chúng ta phải tự tạo ra môi trường tiếng cho mình. Bằng cách nào?
Như chúng ta đã biết, Nghe (listening) đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức tiếng Anh. Nếu nghe tốt, bạn sẽ nâng cao được khả năng phát âm và kỹ năng giao tiếp của mình.Để luyện kỹ năng nghe tiếng Anh còn yếu, bạn cần nghe tiếng Anh thật chuẩn và thật nhiều. Vậy bạn nên nghe ở đâu. Thật khó để tìm 1 người bạn bản ngữ sẵn sàng buôn chuyện với bạn nhiều giờ đồng hồ. Tuy nhiên, bạn có thể học cả ngày với những giọng nói bản ngữ cực chuẩn qua chiếc TV ở nhà, với một số kênh truyền hình nổi tiếng và thú vị như: kênh tin tức CNN (giọng Anh – Mỹ), BBC (giọng Anh – Anh), CNBC,… Kênh âm nhạc: MTV. Kênh phim ảnh: HBO, Star Movie,… Kênh giải trí: game show, star world. Kênh về thiên nhiên, khám phá: Discovery Channel, National Geographic. Kênh thể thao: ESPN (nay là FOX), Star Sport,...
Ngoài ra, Internet là nguồn cung cấp thông tin vô tận và vô cùng hữu ích, bạn có thể học tiếng Anh qua YouTube, CNN……
Các bạn hãy chọn cho mình những kênh truyền hình hoặc những trang web ưa thích và bắt đầu luyện nghe hàng ngày nhé! Sau đây là 6 mẹo nhỏ mà chương trình tự học tiếng Anh Effortless Englishđã đưa ra.
Đầu tiên, hãy chọn cho bạn những thể loại kênh truyền hình bạn ưa thích, tin tức, phim ảnh, âm nhạc, kinh tế hay giải trí… Hãy đảm bảo rằng bạn đang luyện nghe những nội dung bạn thích, bạn quan tâm. Điều đó sẽ giúp bạn có cảm giác vừa học vừa được làm điều mình thích, thật tuyệt phải không nào? Đừng ép bản thân nghe những thứ bạn không thích.
Thứ hai, hãy mang 1 cuốn sổ nhỏ để ghi chép khi nghe. Hãy ghi lại các từ mới, các cách diễn đạt hay khiến bạn hứng thú. Điều này đặc biệt tốt nếu kênh đó có cả phụ đề tiếng Việt, sẽ giúp bạn ghi lại luôn cả nghĩa của từ, câu đó. Nếu là phụ đề tiếng Anh, hãy ghi lại để cuối chương trình tra từ điển sau.
Thứ ba, đã xem thì cố gắng xem thường xuyên hàng ngày. Thậm chí nếu bận rộn, chỉ cần mỗi ngày 15 phút nhưng đều đặn, bạn sẽ thấy ngạc nhiên với sự tiến bộ của bản thân sau một thời gian.
Thứ tư, đừng hoảng nếu bạn xem những chương trình này mà chả hiểu tẹo nào, đơn giản bởi đây là các kênh cho người bản ngữ. Ở đây có nhiều từ mới và cách diễn đạt mà bạn chưa biết hết. Hãy cố gắng hiểu ý chính và dựa vào cả hình ảnh, âm thanh trong chương trình để đoán nghĩa bạn nhé.
Thứ năm, hãy xem những phim hoạt hình cho trẻ em trên Cartoon network hay Disney channel. Đây là những kênh cho trẻ em nên cách diễn đạt tiếng Anh sẽ rất dễ hiểu, tốc độ nói cũng chậm hơn, từ vựng đơn giản hơn so với các kênh tin tức. Nếu bạn là người mới học tiếng Anh, hãy bắt đầu với hoạt hình nhé!
Và cuối cùng nhưng không kém quan trọng, hãy ghi lại những kênh truyền hình bạn ưa thích và cảm thấy dễ hiểu và xem nó thường xuyên nhé!
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh một cách hứng thú và hiệu quả! Chúc các bạn thành công!
Thứ hai, hãy mang 1 cuốn sổ nhỏ để ghi chép khi nghe. Hãy ghi lại các từ mới, các cách diễn đạt hay khiến bạn hứng thú. Điều này đặc biệt tốt nếu kênh đó có cả phụ đề tiếng Việt, sẽ giúp bạn ghi lại luôn cả nghĩa của từ, câu đó. Nếu là phụ đề tiếng Anh, hãy ghi lại để cuối chương trình tra từ điển sau.
Thứ ba, đã xem thì cố gắng xem thường xuyên hàng ngày. Thậm chí nếu bận rộn, chỉ cần mỗi ngày 15 phút nhưng đều đặn, bạn sẽ thấy ngạc nhiên với sự tiến bộ của bản thân sau một thời gian.
Thứ tư, đừng hoảng nếu bạn xem những chương trình này mà chả hiểu tẹo nào, đơn giản bởi đây là các kênh cho người bản ngữ. Ở đây có nhiều từ mới và cách diễn đạt mà bạn chưa biết hết. Hãy cố gắng hiểu ý chính và dựa vào cả hình ảnh, âm thanh trong chương trình để đoán nghĩa bạn nhé.
Thứ năm, hãy xem những phim hoạt hình cho trẻ em trên Cartoon network hay Disney channel. Đây là những kênh cho trẻ em nên cách diễn đạt tiếng Anh sẽ rất dễ hiểu, tốc độ nói cũng chậm hơn, từ vựng đơn giản hơn so với các kênh tin tức. Nếu bạn là người mới học tiếng Anh, hãy bắt đầu với hoạt hình nhé!
Và cuối cùng nhưng không kém quan trọng, hãy ghi lại những kênh truyền hình bạn ưa thích và cảm thấy dễ hiểu và xem nó thường xuyên nhé!
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh một cách hứng thú và hiệu quả! Chúc các bạn thành công!
ThS. Đỗ Hồng Yến - Khoa Ngoại ngữ, ĐH Đại Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét