Tony Buổi Sáng nói rằng "Thập niên 60, trừ Nhật, tất cả các
nước châu Á đều nghèo. Vô trang web của ngân hàng thế giới sẽ thấy GDP của các
nước châu Á trong thập niên này đều tiệm cận mức 0, tức chẳng có gì.
Chương trình giáo dục các nước châu
Á bắt nguồn từ các nước châu Âu, tùy theo từng là thuộc địa/ảnh hưởng của nước
nào, như ở Trung Quốc, Singapore, Miến Điện, Malaysia, Thái Lan là giáo dục hệ
Anh quốc, các nước Đông Dương là hệ Pháp, còn Indo, Philippines là hệ Tây Ban
Nha, Hà Lan...Tuy nhiên, giáo dục “Tây” áp dụng cho “Ta” không thích hợp lắm,
vì cách tư duy của người phương Đông khác phương Tây. Duy chỉ có Nhật bản, với
tư tưởng “Thoát Á Luận” của Fukuzawa (thoát ra sự ràng buộc chằng chịt của tư
duy người châu Á) có từ thời Minh Trị Thiên Hoàng, họ lấy toàn bộ sách vở từ
châu Âu, chủ yếu là từ Đức, về biên soạn lại. Và hiệu quả bất ngờ, chỉ sau 2
thế hệ học sinh, Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và là quốc gia
da vàng mũi tẹt duy nhất trong hàng ngũ G7 đến tận bây giờ. Người Nhật giàu có
cả trăm năm, nên cốt cách nó khác với các anh nhà giàu mới nổi sau này.... Giáo dục Nhật tập trung vào 3 yếu tố chính là
TINH THẦN TỰ LẬP, TÍNH KỶ LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC, trong đó chủ yếu là phải thoát được
tư tưởng tiểu nông ích kỷ cá nhân nhỏ hẹp của người châu Á mấy ngàn năm...
Phillipines lại chọn cách xây dựng một hệ
thống giáo dục cực kỳ thực tế theo hướng khác. Từ lớp 1, học sinh Phi được học
tất cả các môn bằng tiếng Anh, theo sách giáo khoa của Mỹ và Tây Ban Nha. Mục
đích của cách đào tạo này là “to get a good job” tức là hướng đến tìm việc làm
tốt sau khi ra trường. Khi hỏi “học để làm gì”, phần lớn sinh viên ở Phi họ sẽ
trả lời là “để xin việc”, còn nếu ở Hàn, ở Nhật, ở Sing, ở Đài Loan, ở Hồng
Công, các bạn trẻ sẽ nói “học để biết làm việc, để quản lý, để mở cơ ngơi làm
ăn”. Ở Phi, có khái niệm “việc làm ngon” trong khi ở Nhật Bản và 4 con rồng
châu Á, người ta chỉ nói “việc làm”. Ở Phi, người ta cũng có khái niệm “a
pretty degree” tức “bằng cấp đẹp”. Năm 2009, 8.6 triệu người Phi với đủ thứ
bằng cấp đẹp trên tay, rải đơn đi xin việc khắp nơi và họ có mặt ở 214 quốc gia
trên thế giới, chủ yếu là Arab Saudia, Malaysia, Singapore, Nhật, Canada, Hồng
Công, Anh, Úc, Mỹ…mỗi năm gửi về nước 17-18 tỷ đô la Mỹ (số liệu năm 2008),
chiếm hơn 10% GDP của nước này."
Trở lại Việt Nam, chúng ta lại nói "Học để làm gì?" hầu hết đều nghĩ học để giỏi giang, để giàu có nhưng làm gì? tiền đâu ra thì vẫn là một vấn đề. Nói vậy không phải chê cái sự học ở Việt Nam mà đơn giản là chúng ta chưa nghĩ nhiều đến lợi ích thực tế của cái việc học mang lại, hoặc giả nghĩ đến thì cũng chưa sâu.
Bằng chứng là tiếng Anh được nhà nước chú trọng rất nhiều, trẻ em chúng ta ít nhất cũng đã phải đi học tiếng anh từ cái thủa 10-12 tuổi đầu thế nhưng đâu lại vào đấy, có khi lại dẫn đến học sai khó sửa.
Cơ bản vì chúng ta thao tác vẫn nửa vời chưa được sâu. Chúng ta có quá nhiều lỗ hổng về việc giảng dạy tiếng Anh từ đội ngũ giáo viên, giáo trình cho đến học sinh. Vì vậy vậy chúng ta cần thay đổi một cách sâu rộng hơn nữa trong vấn đề học tiếng Anh.
Chính phủ đã có dự án thay đổi việc học và giảng dạy tiếng Anh cho đến 2020. Tuy nhiên để đợi đên lúc ấy bạn có thể đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội trong cuộc sống và công việc. Vì vậy tại sao không tìm kiếm một môi trường học tiếng Anh tốt nhất để trau dồi.
Du học tiếng Anh tại Philippines là lựa chọn của rất nhiều người Việt Nam hiện nay muốn trau dồi tiếng Anh.
Đừng nói rằng bạn không có tiền, đừng nói rằng bạn lo lắng.... Không ai lỗ vốn cho những đầu tư tri thực thiết thực cả. Chỉ là bạn có dám và hành động hay không mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét